TORII GATE:
The famous "floating" torii at Itsukushima Shrine.
Torii là tên gọi cho một dạng cổng cổ truyền của Nhật. Người ta còn gọi nó là cổng thiêng liêng, thông thường được đặt trước những ngôi mộ hay đền thờ của thần đạo Nhật Bản. Đôi khi cũng thấy nó xuất hiện phía trước mặt tiền của các ngôi chùa.Cấu trúc cơ bản của một Torii bao gồm hai cột đứng song song, được cắt ngang phía bên trên bằng một thanh xà ngang, có tên gọi là Kasagi. Phía dưới Kasagi có thêm một thanh xà ngang khác được gọi là Nuki. Torii thường được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ thần sa. Khi một số lượng lớn cổng Torii được xây nối tiếp nhau thì chúng có tên là Kuroki, hay còn gọi là "black wood". Ngày nay, Torii được làm bằng nhiều loại vật liệu đa dạng hơn như đá, kim loại, ect...
Cổng Torii mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển tiếp giữa hai thế giới thần thánh linh thiêng và bên ngoài đời trần tục. Những doanh nhân thành đạt ở Nhật để tỏ lòng biết ơn đấng linh thiêng, họ cho xây cổng Torii với mục đích dâng tặng.
Xuất xứ của Torii không được nêu rõ từ đâu, có nhiều giả thuyết khác nhau. Có học giả cho rằng nó bắt nguồn từ cổng Torana của một tu viện tại Sanchi, thuộc miền trung Ấn Độ. Cũng có một vài học giả khác lại nêu ra lý thuyết Torii bắt nguồn từ Bairou nước China, hay Hongsalmun thuộc Korea.
Ý nghĩa của từ Torii cũng hoàn toàn mù mờ. Có sự suy diễn rằng nó được sáng tạo ra từ hình ảnh của cành cây chim đậu, "bird perch". Đạo thần Nhật bản thường suy nghĩ chim là sứ giả nhắn tin của thần thánh. Có một giả thuyết khác là Torii phát sinh từ câu "pass through and enter", mang ý nghĩa vượt qua thế giới trần tục để đi vào cỏi thiêng liêng.
Multiple torii at Fushimi Inari-taisha, Kyoto.
Đối với người Nhật, Torii mang biểu tượng đi vào cỏi linh thiêng. Tại các ngôi đền càng có nhiều cổng Torii thì mức độ linh thiêng càng cao. Vượt qua một Torri để vào nơi tôn nghiêm người ta phải rửa sạch một bàn tay và miệng của mình bằng nước. Đây là một nghi lễ nhằm thể hiện việc tôn kính và giử mình trong sạch khi vào cầu nguyện.
Những phụ nữ đang có kinh nguyệt và những ai đang chịu tang trong vòng một năm sẽ không được bước qua cổng. Lý do là thân thể của họ đang ô uế không tinh khiết để đi vào thế giới của thần thánh. Thay vào đó họ sẽ đến những ngôi chùa để xin cầu nguyện. Ngoài ý nghĩa đạo giáo, Torri ngày nay còn là biểu tượng cho đất nước mặt trời mọc.
NANDI BULL:Khi những con trừu trắng được xem là vật biểu tượng xuất hiện bên cạnh đức Jesus, thì con bò được dân Ấn Độ tôn thờ như một cái đạo.
Ngày nay, con bò cái đã trở thành một biểu tượng cho Ấn Độ giáo. Đất nước này có số lượng gia súc chiếm 30% trên thế giới. Có lẽ chỉ có nơi đây người ta mới thấy cơ man nào bò là bò, vì chúng được xem như là con vật linh thiêng cao cả. Chỉ ở xứ sở này chúng được tự do đi lại làm cảnh trên đường phố, xe cộ gặp chúng phải nhường đường, cấm vượt qua mặt.
Ngược dòng thời gian quay trở về thời kỳ văn minh Mediterranean (thuộc Địa Trung Hải 1500 - 900 BCE), con bò cái được xem là đại diện cho thánh mẫu.
Có câu truyền miệng rằng: "Những con bò cái linh thiêng. Không có chúng nó thì thần thánh cũng không còn. Chúng cho sữa nuôi sống loài người muôn đời". Lý lẽ này đã mang con bò cái trở thành vị thánh của người Ấn. Đa số dân Ấn ăn chay và kiêng kỵ chén thịt bò. Những con bò cái mũm mĩm được xem là giống vật sạch sẽ và tinh khiết. Ngay cả đến phân bò ở đây cũng được quý Lắm :D
Người Ấn dùng nó làm chất tẩy uế, hoặc thay thế củi để đốt. Tuy nhiên, con bò cái lại không phải là con bò linh được đi vào các đền thờ Ấn. Thay vào đó là con bò đực Nandi. Tương truyền Nandi là vật di chuyển của thần Siva.
Siva là vị thần tượng trưng cho sự tiêu hủy. Ông ta có bổn phận phá trụi đi thế giới vào thời kỳ cuối của sự phát triển. Có giả thuyết cho rằng vũ trụ sẽ bị tiêu tan biến mất bởi một "black hole" tồn tại trong dãy thiên hà vô tận. Và người ta nghĩ Siva chính là lỗ hổng đen to lớn ấy.Bò đực Nandi cũng được xem là thần linh như bò cái, có chức năng làm người gác cổng bên ngoài các đền thờ thần Siva, là một trong những vật sở hữu luôn đi theo bên cạnh vị thần phá hủy này.
Đầu Nandi hướng ra ngoài với nhiệm vụ canh chừng cánh cửa bước vào nơi tinh khiết. Người Ấn tin tưởng thuyết sống là hi sinh cho người khác. Một thí dụ điển hình là tình vợ chồng, nếu không có sự hi sinh thì vẫn bị coi là sống ích kỷ. Với con mắt canh cửa của Nandi người xấu sẽ không đi qua được.
Mặc dù được tôn thờ riêng rẽ ở nhiều đền chùa, nhưng Nandi vẫn chỉ là công cụ di chuyển của thần Siva, có nghĩa là một vật vô tri. Tự thân Nandi là con bò đực, một biểu tượng cho sức mạnh (mạnh như con trâu, con bò), đồng thời cũng đại diện cho sự ngu dốt (đầu bò thường hay bị cho là ngu). Thần Siva bằng việc xử dụng Nandi làm vật cữi đã tháo bỏ đi sự ngu dốt của Nandi, kết hợp sức mạnh của nó cùng với trí tuệ của ngài. Lý do này mà khi đặt những bức tượng Nandi trong ngôi đền, người ta luôn cho nó hướng mặt nhìn về Siva trong tư thế chầu phủ phục. Vì Siva là thần của các vị thần, và Nandi chỉ là một trong những vật thần đi theo hầu bên cạnh Siva.
Nguồn : from Wikipidia and My co-workers (Indian) :D
Đó là cái cổng thường thấy ở đền Thần Đạo(Jinja).Một tôn giáo lớn của Nhật có nguồn gốc bản địa.
ReplyDeleteAnh không hiều về tín ngưỡng này. Nhưng nhìn cái hình Torii với cái hình như cái cổng, hai cột trên mặt nước thật sự xúc động. Thú vị thật!
ReplyDelete@ X30 and anh Thụy : em chưa từng đi Nhật nên cũng ko rành lắm về đạo này. 3 năm trước có chuyến đi field trip thăm mấy công ti kiến trúc Nhật do cô giáo hướng dẫn nhưng em bỏ lở. Chuyến đi có 10 ngày mà chi phí cho mỗi sinh viên mắc gần chết, nên em thấy uổng tiền ko đi nữa --> vé máy bay trên $1300 + hotel 10 ngày $2000 + cô giáo bảo mang theo tiền ăn uống tự túc chừng $3000 để có thể mua sắm chút đỉnh. Em nghe xong quyết định ko đi Nhật, về VN chơi rẻ hơn ;))
ReplyDelete