Saturday, January 30, 2010

CÔ HỒN (4)

Chuyện ông già được đám ma con làng nó cho trúng số đã nhanh chóng truyền đi. Người này rỉ tai người kia, câu chuyện được thêm thắt li kỳ hơn.

Lúc đầu, vào ban đêm, chỉ một vài bóng dáng lén lút xì xụp van vái bên những ngôi mộ. Nhưng sau đó đám ma con được người ta tới thăm thường xuyên cả đêm lẫn ngày.

Tàu hỏa chạy vào làng đã không còn kéo còi ầm ĩ liên tục mà chỉ nghe rú một tiếng báo hiệu từ xa. Ông lái tàu phân bua.

-"không nên làm kinh động đến giấc ngủ của chúng nó..."

Khách đi tàu dè dặt gọi đám trẻ chết yểu là các cô các cậu đã hiển linh. Cũng không thấy vứt rác bừa bãi vào làng nó nữa, họ sợ lủ trẻ nổi giận rồi trách phạt.

Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc làng nó nổi tiếng. Kẻ xuôi nam, người ngược bắc, ai cũng mang về nhà làm quà những câu chuyện hiển linh của đám ma con. Mỗi khi đi ngang qua làng nó, ít gì họ cũng dừng lại mua hoa quả, mua hương, mang đến mộ lủ trẻ để cầu xin may mắn.

Cái chợ làng nghèo nàn ngày trước không còn nghèo nữa, khách vãng lai mê tín ra vào nhộn nhịp hẳn. Không còn những con cá lòng tong, những con gà ốm đói, thay vào đó là tiền âm phủ, là hình nộm đồng cô bóng cậu.

Mồ của đám trẻ làng nhìn khang trang hơn, khách chất đầy đồ vàng mã mang đến tạ lễ. Ông già hớt tóc đâm ra bực bội khi thấy người ta tranh dành đám trẻ của ông.

-" Lủ chó con chúng mày quên ông rồi nha! đâu có cần ông mua hương cho ăn nữa đâu ha?"

Nhìn thấy chiếc ô tô giấy to đùng khách mang tới cúng, ông lại mắng.

-"Đám người đó không biết gì cả! mấy con chó con chỉ biết cưỡi trâu thôi, mang cái thứ này đến làm gì?"

Nó bật cười mỗi khi nghe ông cằn nhằn như thế.

Tiếng còi văng vẳng báo hiệu từ xa đã cắt đứt dòng suy tưởng, tiếng chân người ồn ào làm nó bật ngồi dậy. Chuyến tàu chiều lại đến, vài hành khách khệ nệ mang hương quả đến cúng mồ để xin may mắn. Thấy nó, họ dúi cho ít tiền.

Không khí yên tĩnh khi tàu rời đi.

Một lúc sau, có tiếng chân người chậm chạp đi tới làm nó lại bật ngồi dậy. Ông già hớt tóc, như thường lệ, tay ôm chai rượu cùng mấy nén hương tới thăm đám ma con. Nhìn mớ lễ vật của khách đi tàu để lại, ông thở dài rồi quay lưng đi. Hình như hôm nay ông không muốn nói chuyện với đám trẻ con. Nó giựt mình kêu lên.

-"Ông ơi! ông đừng đi..."

Ông già vẫn đi thẳng như không nghe tiếng năn nỉ của nó. Nó bật khóc, nó biết ông già đang giận.

Tiếng khóc như to hơn khi cơn gió đêm ùa tới, thổi văng tung tóe đám tiền vàng mã được người ta đặt lúc chiều, trên ngôi mộ của nó...

(hết)
Lu
San Jose, Jan 30th, 2010


CÔ HỒN (1)
CÔ HỒN (2)
CÔ HỒN (3)

7 comments:

  1. thông điệp --> HÃY GIỬ GÌN MÔI TRƯỜNG và BẢO VỆ TRẺ EM!

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. Chuyện hay lắm bạn Lu ạ.
    Hình ảnh cuối thật xúc động
    Nhân vật ông già cũng đẹp, chắc nhờ có chút rượu...
    Cảm ơn bạn

    ReplyDelete
  4. @ anh Phu and anh Hoang : sau lần đọc chuyện đường sắt bị ném đá, thì Lu nổi hứng muốn viết một bài về tính hay xã rác của người mình, nên Lu muốn viết một bài như thế này thôi. Viết có phần 1 cách đây mấy tháng, hôm nay ngứa tay viết bậy lại cho xong đở ngứa tay. Cảm ơn hai người đã đọc mà không --> khò khò...;))

    ReplyDelete
  5. Hay thật đấy! Lúc thì như đọc Truyền kỳ Mạn lục của Nguyễn Dữ. Lúc lại như đọc truyện đêm khuya. Có đoạn thì như đọc truyện trẻ con ấy. Hình ảnh cơn gió thổi tung đám vàng mã sợ thật. Nó làm anh nghĩ đến hồi còn trẻ con đi học qua Nghĩa địa Làng Phù Khê. Trời đất ơi! Hồi ấy sợ lắm!

    ReplyDelete
  6. anh Thụy : hè...anh dám nói con nít viết truyện ma nên đọc ko sợ phải ko?...được rồi, anh đợi đấy! để em động não vài hôm em viết truyện tình củm theo kiểu người lớn. Em sẽ làm cho anh đọc tới đâu khóc tu tu tới đó như đọc truyện --> đời cô Lựu ;))

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete