Sunday, May 31, 2009

MỘT LÀN KHÓI TRẮNG...


he he, chiều hôm qua trên đường đi siêu thị về tình cờ nhìn lên trời Lu lại thấy mây lang thang.

Máu dở hơi như con dơi nổi lên ầm ầm, không nhịn được nên dừng xe ngay để mừ chộp nó.

Lúc í trong đầu Lu chợt nhớ đến câu...một làn khói trắng ru đời vào quên lãng...mừ hình như từ lâu roài Lu cũng quên đi một thói quen là hay chụt chịt cả nhà.

Sáng nay bất chợt lại thấy muốn chụt chịt. Chụt cả nhà một nhát trước khi đi làm việc đơi...chụttttttttttt...chịt!

Friday, May 29, 2009

HOA CAU




Nhà anh có một vườn cau

Nhà em có một vườn trầu

Chiều chiều nhìn sang bên ấy

Hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em

Anh lên đường mẹ xin nắm trầu nhuộm áo cho anh

một lá trầu xanh thắm tình em chẳng phai màu

Hoa cau rụng trắng sân nhà em

Mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu

Anh thương em rồi sao anh chẳng nói

để hoa cau rụng trắng đêm trăng buồn

Hoa cau rụng trắng sân nhà em

Mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu

Lá vẫn xanh tươi màu Xin ai đừng để lá trầu vàng ...









Hoa Cau Vuon Trau - Quoc Dai


Thursday, May 28, 2009

NGƯỜI MÌNH, NGƯỜI TA



Nà ná na...hôm nay Lu vui lém cả nhà a.

Sau hơn hai tuần Lu và bà boss Ấn Độ kênh xì-po mí nhau về việc bênh vực "người mình, người ta", thì bi giờ đã đi đến quyết định hồn ai nấy giử. Lu coi chừng "người mình" không cho để xảy ra chuyện ĩ lại dựa hơi, và bà í cũng coi chừng "người ta" không để họ núp sau lưng mừ làm pậy.

Từ nay, khi thuê nhân viên thì bà í cũng tế nhị giử quy tắc 50/50. Có nghĩa là nếu nhận vào một tên Ấn Độ, thì cùng lúc sẽ thuê một người Việt Nam. Lu cũng tế nhị lại là khi team có lỗi, nếu có chửi thì Lu cũng chửi theo quy tắc 50/50. Có nghĩa là cứ túm một thèng ku Ấn Độ chửi, thì cùng lúc Lu cũng cạo da một thèng ku Việt Nam có lỗi cho cân bằng cán cân.

Bà í cũng tế nhị không xét nét đì lính Việt Nam, và Lu cũng biết điều đối xử công bằng với đám Ấn Độ. Dân số trai làng của Lu bi giờ cũng 50/50. Có nghĩa là nửa Ấn, nửa Việt.

Hơn hai tuần qua, Lu dìa nhà mừ ngủ không yên, bực bội khi bà ta và Lu cứ lấn cấn mãi chuyện "người ta, người mình".

Nhưng roài si đi nghĩ lại, Lu thấy sao mừ mình xì-tú-pịt. Sao lại độc tài cố chấp muốn dẹp đi hết đám Ấn để mần chi? bọn họ tuy hơi lười hơn Việt Nam, nhưng dù sao cũng là đồng hương của bà í. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, không việc gì Lu phải tử vì đạo để con đường đi của Lu nó bị hẹp té lại.

Bi giờ thì mọi chuyện đã giải quyết xong, cả đám lính làm việc vui vẻ trong bầu khí quyển tràn trề tình thương mến thương. Bà í cũng cừi cừi mí Lu, và đã yên tâm rửa tay gác kiếm giao mọi việc lại cho Lu tự xử. Nói nhỏ mí cả nhà là bà ta đã vớ được cái project sửa đồ quân sự bự ơi là bự roài, quá sức là bận rộn để mừ lẻo đẻo theo Lu.

He he, con đường công lộ của Lu bi giờ cứ to ơi là bự, Lu chạy thênh thang đạp ga thả cửa cũng không lo có vật cản. Bất chợt Lu ngộ ra được rằng, hòa nhã muôn sự lành.

Khôn cũng chít, dại cũng chít, bít thì sống...nhăn, hè hè.

VƯƠN ĐẾN ĐỈNH CAO



Vươn đến đỉnh cao luôn là niềm mơ ước trong đời của Lu. Có thể là Lu háo danh, nhưng ai lại không mơ trong đời mình có lúc bước lên đỉnh cao phải không cả nhà? Mí em có chút nhan sắc thì mơ màng thành hoa hậu, mí anh có chút sức khỏe thì mơ có ngày trở thành hẹc-quin.

Lên đến đỉnh cao thì lẽ đương nhiên là sáng lòa đầy ánh hào quang, cái cảm giác chỉ có ta đứng cao nhất, nhìn chung quanh thấp bé hơn mình, và rồi nào là vương niệm, nào là hoa, nào là huy chương, ôi thật là rạng rỡ.

Mỗi ngày, Lu tự động viên mình cố lên, cố lên, chả mấy chốc mà bước lên được đỉnh cao.

Trời không phụ lòng người cả nhà a. Cứ như là Lu sinh ra nhằm một ngôi sao tốt ấy. Niềm mong ước đã trở thành sự thật.

Hôm nay trong công ti Lu đã chính thức biết thế nào là cảm giác bước lên đỉnh cao. Đúng như sự tưởng tượng của Lu, cảm giác một mình một cỏi vượt lên tất cả nó là lạ lắm, nó phiêu diêu.

Cũng tiếng reo hò cổ vũ, cũng mở rộng tay nhận những thứ mọi người trao. Nhưng có điều hơi bị khác ở đây, hoa hậu nhận hoa, nhận vương niệm, còn Lu thì nhận nào là...

-Mõ lết đâu đưa đây!

-Yes, có ngay!

-Kềm cắt đâu đưa đây!

-Yes, có ngay!

-Đồng hồ đo điện đâu đưa đây!

-Yes, có ngay!

Cứ thế Lu ở trên cần cẩu bò lên gần tới cái nóc nhà của công ti, để sửa đường dây network bị lỏng nên bị mất signal. Thèng ku engineer người Kampuchea chịu trách nhiệm trông coi network, hôm nay hắn bay sang tiểu bang khác để dự training. Lu phải thay hắn mừ lên nóc nhà làm việc này.

Hâyzàaa...đám lính trai làng của Lu hơi bị ĩ lại cả nhà a, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng rú Lu. Đôi khi Lu nghĩ bọn hắn mừ là phụ nữ, thì chắc là ế chỗng ế chơ vì cái tính hậu đậu này. Nhưng bọn hắn không tên nào ế cả, đứa có vợ, đứa có bồ.

Hình như...chỉ có Lu là bị ế thôi!

Tuesday, May 26, 2009

CHIM NGHỊCH BÊN ĐƯỜNG


he he, chiều nay trên đường đi làm về Lu chộp được tém này. Cả cơ đội chim ơi là chim, đang chíu cha chíu chích ầm ĩ giữa đường. Post lên cho cả nhà xem đơi.

LẮNG...



Đôi khi ta lắng ta nghe

Nghe tiếng thu qua đã mấy mùa

Nghe gió đông về mang sương trắng

Nghe tiếng lòng mình hỏi còn xuân?
...

Nghĩ lễ ngứa tay Lu vẽ pậy, tiện tay làm thêm

mấy con cóc cho NỬA CHỪNG XUÂN tập hai

này luôn.

Sunday, May 24, 2009

METROPOLIS (PHẦN 3)

VIENNA, 18TH CENTURY

Thế kỷ 18, Vienna được xem là trung tâm của quyền lực, tài năng, và sự thịnh vượng. Năm 1282, thành phố này được triều đại Habsburg chọn làm nơi khởi đầu cho quyền lực của mình, và nó đã kéo dài hơn 650 năm. Đến năm 1558, Vienna chính thức trở thành thủ phủ chính của đế quốc La Mã. Cho đến tận thế kỷ 20, năm 1918, quyền lực của Habsburg vẫn còn ảnh hưởng mạnh lên thành phố này.

Dĩ nhiên những kẻ mạnh luôn bị bao quanh bởi nhiều đối thủ, Thổ nhĩ kỳ (Turk) chính là một trong số đó. Năm 1683, người Thổ vây hảm thành Vienna, nhưng cuối cùng họ đã bị đánh đuổi. Khi rời đi họ để lại một thứ sản phẩm, mà thời bấy giờ dân chúng trong thành phố còn rất mù mờ về giá trị của nó, đó là hạt café. Người dân ở đây chưa từng biết đến chất nước đen này. Có một tay buôn cơ hội đã nhìn xa được giá trị của nó, ông ta thu lấy tất cả và cho xây nên một tiệm nước đầu tiên ở Vienna, được gọi tên là “coffeehouse”.

Vienna ngày nay, với sự xuất hiện đầy rẫy trên đường phố những quán café nổi tiếng của Pháp, những tiệm rượu trứ danh của Anh, đã làm cho “coffeehouse” chỉ còn là một tên gọi truyền thuyết.

Trong suốt hai thế kỷ 17 và 18, triều đại Habsburgs đã mang lại sự giàu có, hùng mạnh cho Vienna. Thành phố này được xem như một điển hình cho cái gọi là đa văn hóa, nơi tập trung tài năng của nhiều nước trên thế giới như Germanic, Slav, Italian, và Hugarian, ect...

Kiến trúc và âm nhạc là hai lĩnh vực nổi trội cho thấy rõ sự ảnh hưởng của nền văn hóa hổn hợp này. Hầu như toàn bộ kiến trúc tại đây được xây nên bởi những kiến trúc sư người Italy, vào thời này phong cách Baroque được phát triển mạnh.

Đồng bộ với kiến trúc, âm nhạc đã làm cho thành Vienna trở thành quê hương của những người hùng sáng tác và biểu diễn. Con chim đầu đàn papa Haydn, thần đồng âm nhạc Mozart, và thiên tài Beethoven, đã mang đến cho nó một tên gọi mới, đó là “The musical city”.

Ngày nay, âm nhạc vẫn là một nét văn hóa không thiếu được của người dân ở đây. Không những nó thường được tổ chức ở nhà hát lớn, mà ngay cả trên đường phố du khách vẫn được nghe những nghệ sĩ lang thang ngân nga câu hát quen thuộc, “Vienna, Vienna, you alone shall always be the city of my dream.”






LONDON, 19TH CENTURY

Đời sống hiện đại ngày nay đã có nguồn gốc khởi đầu vào thế Kỷ 19, từ thành phố London. Vào lúc này hệ thống truyền tãi nước trong nhà, đèn đường, cửa kiếng, xe bus, taxi, và xe lửa dần dần được biết đến.

Đây là thời kỳ bùng nổ của phát minh máy móc công nghiệp. Kèm theo sự phát triển của đời sống hiện đại là ô nhiễm môi trường, sự ùn tắc giao thông, xã hội trở nên phức tạp hơn. Hiện tượng London đã trở thành ngẩu hứng cho hàng loạt sáng tác ra đời, mà chèn vào đó là những lời bình luận về thành phố này.

Nhà thơ Percy Byshe Shelley đã mô tả, “London giống như một thành phố địa ngục, đông đúc, ồn ào, và đầy khói”. Tiểu thuyết gia Henry James ta thán, “Đó không là nơi yên bình mà chỉ là bãi chiến. Nó giống như một sự hội tụ lớn nhất của loài người, một bộ sưu tập thế giới thật hoàn hảo.”

Sử học đã dùng từ “con vật kếch xù của thế kỷ 19” để gọi London. Thành phố nổi tiếng của nước Anh này đã mở đầu cho một thời đại tân kỳ, đưa vào đời sống con người những sáng kiến khoa học mới. Sản phẩm gia tăng, nhiều tầng lớp giàu có ra đời, thời trang bắt đầu trở thành là một món hời kinh doanh. Nhưng cũng không ít nhà nghèo cùng cực phát sinh, tội ác cũng từ đó nhân lên. Lối phát triển xô bồ này, đã làm cho luật pháp thời bấy giờ mang tính lộn xộn không yên ổn.




Saturday, May 23, 2009

Cá nội, cá ngoại



Ngày 18 tháng năm 2009, một người Mỹ gốc Việt tên Peter Xương Lâm đã bị tòa án liên bang ở miền Trung Cali kêu án tù phạt 5 năm 3 tháng vì tội gian lận nhãn hiệu cá Basa nhập từ Việt Nam sang.

Peter Xương Lâm cư trú tại tiểu bang Virginia, là chủ tịch công ty Virginia Star Seafood Corp. Ngoài án tù, ông ta còn bị tịch thu $12 triệu dollars vì tội trốn thuế hải quan. Đã có nhiều người bị án tù và phạt thuế nặng vì có hành vi đùa giởn với luật pháp Mỹ. Trước đây là Henry Nguyễn đã trốn né ra khỏi nước Mỹ, chính quyền cho rằng người này đang lẫn trốn đâu đó trên lĩnh thổ Việt Nam.

Cá Basa từ lâu là nguồn xuất khấu sang Mỹ trị giá $1,4 tỉ dollars của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Loại cá này theo phân tích DNA cho thấy có dòng họ gần với Pangasius Hypophthalmus, một loại cá Catfish của Mỹ.

So sánh giữa cá Basa và Catfish thì phải nói rằng, mặc dù mang cùng dòng họ nhưng cá Mỹ có chất lượng ngon hơn hẳn. Chính vì lí do này mà từ năm 2002, kỹ nghệ nuôi cá Catfish ở Hoa Kỳ đã vận động thuyết phục Quốc Hội ra đạo luật không cho phép gọi cá Basa nhập cảng vào Mỹ dưới tên gọi là Catfish. Họ muốn phân biệt rõ brandname và chất lượng cao giữa cá Mỹ và cá Việt Nam.

Nhưng nghành xuất khẩu Việt Nam cũng biết dùng câu cái khó ló cái khôn, họ đã cho xuất khẩu sang Mỹ hàng tấn cá mỗi năm với giá rẽ hầu như là phân nửa so với cá Catfish tươi đang bán tại Mỹ. Kết quả là người dân có xu hướng mua cá nhà mà ăn, đơn giản là có mua cá Mỹ tươi thì cũng đem về nhà bỏ vào tủ lạnh để dành. Sống ở Mỹ chỉ rảnh rỗi nấu ăn vào những ngày cuối tuần, nên từ lâu mọi người đã có thói quen ăn đồ đông lạnh.

Điều này làm cho các nhà kỹ nghệ nuôi cá Mỹ chới với, và họ lại kiện cáo buộc Quốc Hội thông qua luật đánh thuế cấm bán cá phá giá. Với lí do phải bảo vệ quyền lợi của nghành cá Mỹ nên luật được thông qua vào năm 2003. Luật thuế này đã làm cho nghành xuất khẩu cá Basa Việt Nam bị khốn đốn một thời gian. Nó cũng là nguyên nhân làm cho nhiều nhà buôn bán người Mỹ gốc Việt đi tù, vì có lòng tham gian lận đổi nhãn hiệu tên cá để gia tăng tiền lời.

Không biết có phải vì sự lộn xộn mập mờ trong uy tín làm ăn của một số nhỏ con sâu làm rầu nồi canh này không? tháng 5 năm nay, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thông báo đang cân nhắc xem có nên xếp loại cá Basa là Catfish? Nếu thật sự luật này được thông qua thì từ nay nghành cá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì cá Basa sẽ gặp phải sự kiểm soát phẩm chất thật nghiêm khắc của bộ nông nghiệp Mỹ như đã từng áp dụng cho Catfish. Có lẽ nghành xuất khẩu Việt Nam khó lòng mà thoát được chướng ngại mới này.


P/S : tuần này Nu được nghỉ lễ nên rảnh tám thêm chiện linh tinh mí cả nhà

Thursday, May 21, 2009

HẠ TRẮNG

Gọi nắng!

Cho cơn mê chiều

Nhiều hoa trắng bay...


Hôm nay đã cảm thấy mùi vị của hè, trên đường về nhà nhìn ánh nắng, nghe Khánh Li hát HẠ TRẮNG tự dưng thấy nhớ... mùa thu. Post lên cho cả nhà nghe ké có kèm ảnh minh họa mùa hè đơi. Nhà nhà chung quanh ai cũng giàu có, máy móc nhạc nhẽo tinh vi, nhìn lại nhà mình sao mừ nghèo. Ko có gì để phe của cho bằng hàng xóm, thoai có cái gì thì xài tạm cái đó zậy, hây zàaa...



Ha Trang (Trinh Cong Son) - Khanh Ly


Wednesday, May 20, 2009

HOA và BÓNG



Hoa đây bóng đấy, in màu nhớ

Bóng đấy hoa đây, gợi sắc hình
...

he he, chiều nay Lu chụp được tấm ảnh này thấy... hơi nhơ nhớ cái gì đó?!?
nên đã mần cho nó hai câu con cóc lun.

Tuesday, May 19, 2009

METROPOLIS (phần 2)


FLORENCE, 16TH CENTURY

Thành phố Florence thuộc nước Ý đã từng được gọi là “chiếc nôi của thời Phục Hưng”.

Đây là nơi có sự pha trộn thật độc đáo, nhà hiền triết, họa sĩ danh tiếng, điêu khắc gia, học giả thông thái, và thương gia giàu có nổi lên hàng loạt từ thành phố này. Có vẻ mâu thuẫn khi học thức, nghệ thuật, và tiền bạc lại có thể cùng đi chung với nhau. Nhưng thế kỷ 16 đã cho thấy điều
này hoàn toàn đúng. Những nhà giàu có, thương gia danh tiếng lắm tiền nhiều của, chính là những người đã dùng cái giàu của mình để mua văn hóa.

Dòng họ Medici nổi tiếng giàu có đầy quyền lực hơn 3 thế kỷ, đã đóng dấu ấn của mình lên xã hội Florence. Lorenzo De’Medici (1449) được mệnh danh là “tay bảo trợ cực chiến”. Nhà ông ta luôn tấp nập ra vào nào là những nhà thông thái danh tiếng đương thời, những họa sĩ lừng danh. Lorenzo yêu thơ văn hội họa, và đã xử dụng hàng năm gần phân nửa lợi tức của cải cho thú vui trưởng giả này. Gia đình Medici còn nổi tiếng với hệ thống nhà bank rộng lớn, họ đã cho in ấn ra traveler’s check, là phương tiện thanh toán tiền bạc an toàn nhất thời bấy giờ.

Có người đã gọi Florence là “the new Athens* on the Arno** ”, để so sánh với thời kỳ hoàng kim của nền văn minh cổ điển Greek. Từ chiếc nôi của Phục Hưng này, thế giới đã biết đến Leonardo Da vinci, Michelangelo Buonarroti, Sandro Botticelli, Titian, Raphael, và nhiều nhà danh họa nổi tiếng khác.






OSAKA, 17TH CENTURY

Trong khi thế kỷ 16 được xem là sự thăng hoa của nền nghệ thuật phương tây, thì đối với nước Nhật nó là một thế kỷ của chinh chiến, giặc giã để tranh giành quyền lực.

Các nhà sử học gọi đây là đất nước của thành quách đền đài, vì các samurai đã xây nên hàng loạt những công trình nhằm khẳng định và bảo vệ lĩnh thổ của mình. Một nước Nhật không yên ổn với quá nhiều lãnh chúa, ai cũng muốn lấn đất mở rộng quyền hành. Có ba khuôn mặt đáng ghi nhớ trong lịch sử Nhật đó là, Oda Nobunaga (1534-1582), Toyotomi Hideyoshi (1536-1598), và Tokugawa Ieyasu (1543-1616).

Đầu thế kỷ 17, Ieyasu đã tóm thâu quyền lực về mình, sau khi phá hủy được thành lũy to lớn Osaka vào năm 1615. Nước Nhật hòa bình, nhưng chính vào thời gian này Ieyasu đã quyết định điên rồ. Ông ta ra lệnh toàn dân công giáo ở Nhật phải từ bỏ đạo thiên chúa để gia nhập vào đạo phật. Tất cả các thầy tu công giáo đều bị trục xuất ra khỏi Nhật.

Lí do cũng chính vì ông ta lo sợ người công giáo sẽ phá hoại đi quyền lực chính trị của mình. Sau khi Ieyasu mất, người kế vị vẫn tiếp tục cho thông qua luật trục xuất đạo chúa. Nước Nhật lúc này hoàn toàn bị cắt liên lạc với thế giới phương tây, toàn lãnh thổ đóng cửa tẫy chay người nước ngoài. Thời kì bế quan tỏa cảng này kéo dài mãi đến năm 1854.

Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến Kabuki. Đây là loại hình nghệ thuật cổ độc đáo của Nhật với lối vẽ mặt nạ theo tùy chủ đề ca diễn. Một phụ nữ tên Okuni là người đã khởi xướng cách ca diễn với những bộ mặt nạ lạ lùng này. Ngày nay nó đã trở thành một điểm sáng đáng nhớ cho nền nghệ thuật xứ phù tang. “Sukeroku” là một trong những vở tuồng nổi tiếng tiêu biểu.




* Athens : Thành phố cổ nổi tiếng là chiếc nôi của nền văn minh cổ điển Hy Lạp.
** Arno : Một con sông thuộc nước Ý, chảy ngang qua thành phố Florence

NỬA CHỪNG XUÂN



Vào bờ lốc của TiTi cơm măng tự dưng Lu nổi hứng post lên bức tranh đang vẽ dở dang này lên, và kèm cho nó mí câu con cóc của Lu Lu.

Hình như không cần vẽ hoàn tất nữa, cứ để thế này có vẻ hay hơn, và đặt cho nó cái tên là NỬA CHỪNG XUÂN.

Đôi khi ta lắng nghe ta
Nghe tiếng âm u dội vào lòng
Nghe tiếng thời gian như ngừng đọng
Nghe tiếng tơ lòng mãi ngân nga...
...

P/S : Chị sui hít complain rằng Lu quan tâm tới thèng ku Alek hơn roài nhá. Post lên ngay bức này tặng chị sui còn nóng hôi hổi đơi. Mẹ Lu nó đầu tuần công ti bi-zì quá, nên hông có vít típ câu chuyện thế kỷ được. Chắc ngày mơi rảnh sẽ làm típ.

Monday, May 18, 2009

LÀM MODEL BẰNG THẠCH CAO











Thạch cao (plaster) trộn lẫn với nước sẽ cho ra một hợp chất dẽo, dễ đàn hồi cho điêu khắc những mô hình đòi hỏi có nhiều khối, thí dụ cầu đường, thành vách to lớn. Khi hòa tan bột thạch cao vào nước ta nên chú í không để nước quá nhiều sẽ làm cho Thạch cao mềm đi và dễ nứt.

Dùng một cái chậu nhỏ cho nước vào chỉ ở mức 1/3 thôi. Sau đó rây bột từ từ vào nước, đến khi nào thấy bột nổi đụn cao hơn mặt nước vài cm là đúng liều lượng giữa bột và nước. Bắt đầu trộn nhẹ bột cho đều, cẩn thận không để cho bất cứ chất vụn, bột cặn, hay giấy vụn rớt vào. Sau đó nhồi cho bột tan đều những vón đóng cục. Khi bột và nước đã hòa lẫn vào nhau cho ra một thứ đất sét trắng dẽo thì ta có thể bắt đầu làm mô hình.

Muốn build một hình khối trụ hoặc những vòm cầu, ta nên tạo cho nó có một cái lõi chịu lực bên trong. Có thể dùng những sợi dây đồng cho vào chính giữa thạch cao, sau đó cho cục bột vào một miếng vải và vắt xiết nó lại như đang vắt khô quần áo. Mục đích giử cho miếng lõi chịu lực sẽ liên kết bột thạch cao lại khi nó khô đi mà không sợ vở vụn.

Nên nhớ là thanh sắt làm lõi cho hình khối vuông, và dây đồng dùng cho vòm cầu đều nên có hai đầu móc cong để lực chịu đựng của nó bền hơn. Kích thước của lõi bên trong phải nhỏ hơn để khi ta cạo, đục, đẽo, điêu khắc hình thù bên ngoài sẽ ko làm lõi bên trong lộ ra.

Trên đây là một vài hình ảnh cách làm những khối vuông, đường tròn gợn cho thành cầu, hình chóp mũ tròn. Ta có thể dùng những món đồ chơi nhỏ bằng cao su làm khuôn và nắn thạch cao theo hình dạng đó sau đó tháo nó ra và ráp vào mô hình chính. Nên nhớ dùng bột phấn em bé (baby powder) phũ làm nên lót để không làm cho thạch bị dính chặt khó tháo ra khỏi khuôn.


P/S : ên-trì này Lu vít cho giải đáp théc méc khẩn trương cách làm model bằng thạch cao của thèng ku Alek.

Saturday, May 16, 2009

METROPOLIS (phần 1)


Thành phố luôn được coi như là bộ mặt đại diện cho nền văn minh của một dân tộc. Nói một cách khác thì ta có thể gọi thành phố là phòng thí nghiệm của loài người, trong công cuộc khai phá hoặc đốt trụi đi một nền văn hóa .

Mười thế kỷ, mười đất nước tiêu biểu đã được sử sách chọn làm điểm nổi bật cho tín ngưỡng, kiến trúc, hội họa, ẩm thực, âm nhạc, ect…

Trải qua hơn hàng vạn năm lịch sử, những tiêu biểu này vẫn giử được nét đặc trưng có một không hai. Hôm nay cả nhà hãy theo Lu đi du lịch tìm về quá khứ xa xưa, để xem lại cái gọi là độc đáo, là kì diệu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

JERUSALEM, 11th CENTURY

Lu không hiểu sao các nhà sử học lại không đề cập đến nền văn hóa từ trước thế kỷ thứ 10, mà chỉ xục xạo tìm tòi từ Jerusalem, thành phố tôn giáo nguyên thủy nằm khiêm tốn trên dãi cát sa mạc vào thế kỷ thứ 11. Có lẽ họ cho rằng đây là điểm chính thức khởi đầu cho sự phát triển văn hóa của loài người chăng?


Thế kỷ 11 là thời kỳ bành trướng của tín ngưỡng. Lúc bấy giờ Châu Âu bị quyền lực tôn giáo thống trị mà điểm xuất phát là Jerusalem, mãnh đất này còn được gọi là thánh địa của người Do Thái. Vua David cai trị từ 1000 BC (*), sau đó người con trai, Solomon, lên nối ngôi và cho xây dựng lên một thánh thất đầu tiên tượng trưng cho quyền lực vô biên.

Đối với người thiên chúa giáo, Jerusalem được xem như là một sự nhắc nhở trong kinh thánh, rằng nơi đó đức chúa cứu rỗi Jesus Christ bị đóng đinh vào cây thánh giá trên đồi Golgotha. Thế kỷ này còn được gọi là “1st century walls".






PARIS, 12th CENTURY

Mặc dù có nhiều người gọi đây là thế kỷ của ảm đạm, mù mờ không định hướng (Dark Ages), nhưng không thể nào phũ nhận một điều rằng thời kỳ này đã ra đời nhiều trường đại học, tạo nên một tầng lớp trí thức trung lưu.

Chế độ phong kiến bị sụp đổ, đô thị bắt đầu hình thành, mua bán trao đổi hàng hóa phát triển. Dĩ nhiên nhà thờ vẫn còn nhiều quyền lực, bởi vì tín ngưỡng vẫn mang lại cho con người có một niềm tin vào hạnh phúc, sự thiêng liêng, tính hướng thiện trong cuộc sống.

Song song với việc xã hội hình thành nên một lớp người giàu mới, đã có một sự bùng nổ trong kiến trúc xây dựng. Đặc biệt tại Paris, những nhà thờ lớn đổ xô nhau thiết kế, làm mới, phong cách kiến trúc ấn tượng nhất thời kì này Gothic. Vào giữa những năm 1170-1270, nước Pháp tự thân đã xây dựng nên 18 nhà thờ lớn.








A MONGOL TENT CITY, 13th CENTURY

Chưa có một thời đại nào lại giống như thế kỷ 13 này, hầu như cả thế giới run sợ trước quyền lực của một người đàn ông Mông Cổ có tên là Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn, 1155-1227).

Sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên, cuộc sống du mục đã rèn luyện cho người đàn ông này cách cởi ngựa và săn bắn nhuần nhuyễn. Bề ngoài của ông ta cho thấy có sự đáng ngờ nếu cho rằng đây là một người trung thành, và rộng lượng với bạn bè theo như lời đồn thổi. Genghis gây ấn tượng cho cái nhìn đầu tiên đó là một người hung hăng, độc đoán.

Vào tuổi 40, ông ta đã thành lập nên một quyền lực, khống chế các đối thủ, tập hợp Mông Cổ trở thành một lĩnh địa dưới quyền cai trị của mình. Năm 1206, tự nhận mình là người thống lĩnh toàn thế giới, Genghis đặt tầm nhìn sang các nước láng giềng. Đầu tiên là nam chinh, sau đó là đông tiến sang China, thậm chí vượt xuyên cả Vạn Lí Trường Thành.

Kế tiếp vị hoàng đế Mông Cổ này tập trung sang tây chiến. Đến cuối thế kỷ, Mông Cổ làm chủ một phần thế giới mà không ai có thể tin vào mắt mình. Đó là lĩnh địa họ chiếm được kéo dài từ bờ tây Thái Bình Dương cho đến Danube, và từ phía nam hồ Baikal cho đến Persian Gulf.

Nổi lo sợ cả thế giới bị mất vào tay người Mông Cổ được nhiều nhà sử học mô tả, “Kể từ khi thế giới hình thành, chưa có một đất nước nào có được quyền lực như Mông Cổ hiện nay, họ càn quét và thống trị tất cả như bước qua cỏ rác”.

Người đàn ông cả đời chinh chiến này đã hình thành nên một dạng thành phố mà các nhà sử học gọi là “Mongol Tent City” của thế kỷ 13th, vì cả đời nam chinh bắc chiến ông ta chỉ cắm dùi trong lều.








KOBLENZ, THÀNH PHỐ CHẾT, 14th CENTURY

Một dấu ấn đáng ghi nhận của đế quốc Mông Cổ để lại cho thế kỷ sau, đó là những cuộc viễn chinh của họ đã mở ra con đường mua bán giữa Châu Á và Châu Âu. Thế giới giờ đây như rộng lớn hơn khi hai lục địa được kết nối giao dịch.

Tuy nhiên, điều gì cũng có sự bất lợi của nó, đi kèm với những chuyến hàng hóa thông thương, là một tai họa đổ ập xuống nhiều nước trên thế giới vào năm 1346.
Cơn bệnh dịch kì lạ tự dấy xuyên khắp cả Châu Á gây chết người hàng loạt từ đông sang tây.

Thành phố Koblenz thuộc nước Đức, được coi như là thành phố tai họa của thế kỷ, vì nó nằm ngay giao điểm của các dòng sông chính, Rhines và Moselle. Thương thuyền các nước coi đây là bến đổ trung tâm, nơi tập trung mua bán. Do đó nó cũng là nơi nhân mầm cái chết, thời bấy giờ người ta gọi là bệnh dịch đen.

Cơn dịch gây nên sự kinh hoàng ảnh hưởng từ Châu Á sang Châu Âu, và chạm ngõ đến bờ bắc của biển đen. Italy, France, Spain, Portugal, England, Scotland, Germany, Baltic, Russia, etc…đều có dân số giảm đi vì dịch chết. Tai họa này vẫn đều đều lập đi lập lại vài thập niên một lần, cho đến khi mất hẳn vào cuối thế kỷ 14th.





VOYAGE OF DISCOVERY, 15th CENTURY
+ LISBON


Đến tận thế kỷ này người Châu Âu vẫn cho rằng thế giới là mặt bằng phẳng. Những thủy thủ chỉ suy đoán mù mờ dựa trên bản đồ, và những câu chuyện kể thần thoại, họ chưa từng rong buồm vượt xa quá dãy đất mà họ đang nhìn thấy mút tầm mắt.

Vào năm 1497, một nhà thám hiểm người Portuguese tên là Vasco da Gama đã can đảm khởi hành cho chuyến viễn du lịch sử. Từ Cảng Lisbon ông ta xuôi hướng nam đi qua mũi Hảo-Vọng (Cape of Good Hope) tiến tới India. Mục đích của chuyến khai phá không nhằm vào tín ngưỡng mà là cho sự giàu có, quyền lực, và danh tiếng.

Da Gama dự trù sẽ được đón tiếp như một người hùng mang lại nhiều của cải quý giá đến cho dân cư vùng East Africa và India. Nhưng ông ta đã chạm phải một sự kinh ngạc. Những người mua bán ở vùng đất mới hoàn toàn không nín thở chờ đón chuyến tàu văn minh Châu Âu cặp bến. Thay vào đó họ khịt mũi khi nhìn thấy món trang sức rẻ tiền của Gama, đây lại là những thứ được ưa chuộng ở các nước Châu Âu. Những chiếc tàu buồm ở bến cảng mới cũng khác hẳn, chúng nó thật to lớn, và được đóng với kĩ thuật tinh vi hơn cả tàu của Portuguese.






+ MOZAMBIQUE

Tiếp tục cuộc viễn chinh của mình về những vùng đất được gọi là hoang vu, là không văn minh trên bản đồ. Da Gama lại đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Mozambique, một đất nước nằm trên bờ nam của bờ biển Africa là một trong chuỗi kéo dài của nền văn minh hồi giáo, đã làm cho Gama bị sốc.

Đời sống ở đây thật thanh bình, dân chúng ko màng đến chuyện chiến tranh. Họ chỉ tập trung lo buôn bán. Người Mozambique nói tiếng Swahiti ở nhà, nhưng lại dùng tiếng Ả Rập khi ra chợ hoặc nơi công cộng. Họ vận những chiếc váy bằng loại vải tốt, và vấn trên đầu đầy những trang sức bằng vàng. Họ trao đổi mua bán gold, ngà voi, sắt, gổ quí, đồi mồi đắt tiền, ngọc trai, sành sứ, đá quí, đồ gia vị và cây chà là.

Trái với dự đoán đi chinh phục những nước hoang sơ của Gama, bến cảng Mozambique đông nghẹt tàu buồm các nước tới trao đổi hàng hóa. Nhà Thám hiểm Gama đã cẩn thận mang theo thật nhiều hàng hóa được cho là quý giá để mua bán, nhưng sự thật làm ông ta kinh ngạc đến bị sốc. Thành phố này không cổ xưa, và người dân có vẻ không hứng thú với những món hàng rẻ tiền của ông ta mang đến. Thậm chí chiếc tàu ông ta đang điều khiển, The caravels, được xem là hàng cực phẩm dân gian ở Portuguese thì đối với cảng Mozambique giống như là thèng gù trong nhà thờ đức bà.

Đòn cuối cùng đập cho ông ta ngã tinh thần hoàn toàn khi mời Vua Hồi Giáo lên tàu để trao tặng vật quí. Một người viết sử niên biên ghi lại rằng,” ông ta hầu như coi thường những món hàng chúng tôi trao tặng, đã từ chối không nhận"






Thoai kể tới đây nghỉ giải lao.
Ngày mai Lu kể típ tới 5 thế kỷ sau. Lần này cho cả nhà hái hoa bắt bướm, văn chương mí lại thơ ca âm nhạc, sẽ hông có chiến tranh và bệnh dịch.

*B.C : before Christ