Sunday, June 28, 2009

BLUES and JAZZ


Cảm thấy nhớ trường nên post tấm hình này lên cho đở ghiền...
------
Ku thầy phán rằng về nghe thử giữa Blues và Jazz, rồi viết bài phân tích cho ku ấy xem cái sự cảm nhận của mình như thế nào về chúng nó.

Lu post hai bài này lên cho cả nhà cùng nghe héng. Mặc dù Jazz và Blues hơi bị giống nhau nhưng Lu thích Blues hơn vì lối ca ấn tượng. Jazz đã biến tướng đi nên làn điệu nó nhẹ nhàng có vẻ flexible hơn. Vẫn thích nhạc Blues nên một chử thôi khi nghe bài của Tin Pan Alley "hay!"

Khi biểu diễn Blues, có vẻ như người nghệ sĩ đã ca bằng trái tim của mình, họ tập trung vào từng cách chạy và búng dây đàn tạo ra những âm thanh sắc sảo. Nét độc đáo riêng biệt của Blues là nó không chơi theo kiểu bình bình như Jazz, ca sĩ đã mang âm điệu của nó vút lên cao bổng rồi sau đó lại đem nó rớt xuống thật thấp với lối nhấn nhái ĩ ê thật ấn tượng. Người ca sĩ này làm cho Lu có cảm giác đang lượn lờ lên núi xuống đèo.

Blues is a vocal and instrumental form of music based on the use of the blue notes. It emerged in African-American communities of the United States from spirituals, work songs, field hollers, shouts and chants, and rhymed simple narrative ballads. The use of blue notes and the prominence of call-and-response patterns in the music and lyrics are indicative of African influence. The blues influenced later American and Western popular music, as it became the roots of jazz, bluegrass, rhythm and blues, rock and roll, heavy metal, hip-hop, and other popular music forms.

Jazz is an original American musical art form which originated around the beginning of the 20th century in African American communities in the Southern United States out of a confluence of African and European music traditions. The use of blue notes, call-and-response, improvisation, polyrhythms, syncopation and the swung note of ragtime are characteristics traceable back to jazz's West African pedigree. During its early development, jazz also incorporated music from New England's religious hymns and from 19th and 20th century American popular music based on European music traditions.

In jazz and blues, blue notes are notes sung or played at a lower pitch than those of the major scale for expressive purposes. Typically the alteration is a semitone or less, but this varies among performers. Country blues, in particular, features wide variations from the tonic but still with the blue-note feeling.

JAZZ








BLUES







---
(*)
Nhạc Blues:
Nhạc Blues có nguồn gốc từ những bài ca lao động, tôn giáo và dân ca của người Mỹ da đen được khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Nhạc Blues thường buồn, vì thế nên có tên Blues (buồn). Khởi nguồn của Blues không đơn giản, đã có rất nhiều chuẩn mực về giai điệu, cách hoà âm được thiết lập, và những chuẩn mực này đã và vẫn đang được biểu diễn rộng rãi. Blues có thể rất buồn, hạnh phúc, chậm, nhanh, không lời, ca khúc. Lịch sử của các giọng hát nhạc blues được chia thành hai nửa. Mỗi nửa thể hiện một giai đoạn khác nhau. Nửa đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm 1930. Nửa này ghi nhận hai phong cách hát blues riêng biệt. Phong cách thứ nhất có thể được coi là country hoặc rural-blues trong khi đó phong cách còn lại được gắn mác city hoặc urban-blues. Nhạc blues đồng quê được hát bởi những người đàn ông với nhạc cụ và phần nhạc đệm đơn giản. Những ca sỹ hát nhạc blues thời đó thường chỉ có cây guitar là nhạc cụ duy nhất để đệm cho mình. Ca từ cũng rất đơn giản và âm nhạc thật sự rất mộc mạc và không hề được gọt dũa. Một số ca sỹ nam nổi tiếng được ghi vào sử sách có thể kể tới là Lightnin' Hopkins, Huddie Ledbetter, Big Bill Broonzy, và Blind Lemon Jefferson. Nhạc blues thành phố bao gồm cả giọng ca của các ca sỹ nam và nữ. Âm nhạc ở đây tao nhã và tinh tế hơn nhạc blues đồng quê. Thay bởi phần nhạc nền đơn giản, những ca sỹ nhạc đồng quê thành phố còn có thể sử dụng một nhóm khiêu vũ nhỏ phụ hoạ. Bessie Smith, Ma Rainey, và Chippie Hill là những ca sỹ nổi tiếng nhất ở phong cách này. Sau năm 1930, phong cách nhạc blues bắt đầu thay đổi. Đi theo sự phát triển của các giọng ca blues, sự phát triển trình độ của một số các nhạc công cũng tăng lên đáng kể. Vào lúc này, những nghệ sỹ nhạc blues lớn có thể sử dụng nhạc cụ tốt như là giọng hát của họ. Vào thời gian khởi đầu, các nhạc công thường bắt chước phong cách của các ca sỹ nhưng đến thời điểm này một số ca sỹ cũng đã phải sao chép phong cách của các nhạc công lớn.

Nhạc Jazz:
Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz, nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học. Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ, chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây, cùng lúc đó, âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu. Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do, ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Có thể hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sỹ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được sử dụng bất cứ một cây guitar điện, một dàn trống… Tuy vậy, ban nhạc này vẫn đủ nội lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ. Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới, các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ, giai điệu, nhịp điệu, và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên, các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.

(*) Nguồn nhặt được trên một trang web
---
Old entry save for reference.

10 comments:

  1. Tư liệu nì quí đó Lu lu> Mình học trong trường nhạc bên này cũng chỉ biết rất sơ lược về Blues và Jazz chứ không kĩ như bài nì đâu. Thx!

    ReplyDelete
  2. àh, mấy bài viết về lịch sử art and music là mẹ Lu nó túm lại mần tài liệu để tham khảo cho mí lớp học đới. Như thế này mừ nộp lên mí ku thầy vẫn chê là chưa tìm hiểu kĩ hết đó chị sui à. Giáo sư bên đây họ đòi hỏi chi tiết hơn nữa í. Vào lớp họ mở nhạc cho học sinh nghe, sau đó họ có thể chơi vài bản chuẩn, gợi í sơ sơ, rồi bổn phận của học sinh là về tìm tài liệu phân tích lại cho chính xác. Tụi sinh viên Mỹ nó phân tích ngầu lắm, chỉ một bản nhạc được nghe ngắn ngủi thôi mà chúng nó về viết ra cả mấy trang phân tích từ thời ông cha kụ cố kinh lên được!

    ReplyDelete
  3. :) bên nhà mình chỉ làm thế với nhạc cổ truyền được thoai. Blues và Jazz chỉ có những người bit ngoại ngữ mới bới móc trên net được chut chút Lu à :(

    ReplyDelete
  4. Mừ, Lu dịch tài liệu trên từ web nào vậy. Chia sẻ với mìn đc không ?

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. Lu ko có dịch bài này. Thấy ở một trang web nên mượn nó xuống cho ku Alek hắn tham khảo, vì hắn rên là tiếng anh hắn đọc ko rành lắm. Nhưng người dịch hình như là lẫn lộn nguồn gốc của hai loại nhạc này rồi. Lu xin lỗi vì có cắt sửa lại, nhưng ko làm thế thì đọc vào sẽ confuse lắm. Ai đó dịch theo lối tiếng Việt nên câu thừa trùng ý quá nhiều. Thật ra là có time thì Lu đã dịch rồi nhưng vì lười nên đã lấy về post vào cmt cho thèng ku Alek đọc. Còn những bài dịch art và nhạc giao hưởng thì Lu đọc sách của thư viện trường rồi dịch ra thôi, ko có dùng trang web nào cả chị sui ợ. Mấy trang web bên ngoài tin tức đưa lẫn lộn và ko chính xác bằng sách giáo khoa thư viện trường.

    ReplyDelete
  7. mấy đề tài về art và music Lu post lên thấy ngắn gọn vậy là do Lu tóm í chính trên khuôn khổ có hạn của blog cho dễ nắm vấn đề thôi. Chứ thật ra là phải đọc đến 2...3 cuốn mới túm túm nó lại được như thế chị sui à. Vì mỗi tác giả viết tập trung vào một yếu tố khác nhau, bên đây mỗi lần phân tích art hay lích sử là phải đọc vài ba cuốn mới làm bài được. Nhà trường ko cho phép sinh viên chỉ lấy tư liệu ở 1 tác giả đâu, mình phải đọc ít nhất 3 đến 4 ông trở lên mới đủ tiêu chuẩn quy định của trường.

    ReplyDelete
  8. Có sách mừ đọc, mừ tham khảo là đỉnh ròi. Bên này làm gì có sách, kể cả sách về âm nhạc cổ truyền cũng không nhiều và không chính xác :( Lu thử tìm tư liệu về nhạc Trip hop cho mình với. Mình đang tìm hiểu về nhạc pha trộn mừ :D

    ReplyDelete
  9. sure, ngừi đệp mún là trời mún :D

    ReplyDelete
  10. Lu ơi, link về thèng ku trèo sấu đây. Chúc vui nha: http://vietbao.vn/Viec-lam/Nguoi-treo-sau-cuoi-cung-o-Ha-Thanh/30064086/267/

    ReplyDelete