Friday, June 5, 2009
ĐẤT NỒNG
Drawing ĐẤT NỒNG có được từ câu chuyện cây cao su trong lần Lu về Vietnam, khi đi qua vùng miền đông.
Trước đây Lu nghĩ rằng rừng cao su trong văn học Việt Nam là hình ảnh tiêu biểu cho sự cơ cực, nghèo nàn của công nhân cạo mủ dưới thời pháp thuộc.
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo
Câu lục bát này đã mô tả đầy đủ cuộc sống bần cùng cạo hứng từng giọt cao su, quí như chính giọt máu mình, để đổi lại bát cơm chan đầy mồ hôi của tầng lớp lao động ngày trước. Rừng đất cao su cũng thiêu dệt nên nhiều câu chuyện tang thương, những cái chết cam chịu tức tưởi dưới thời kì nô lệ Pháp. Vùng đất không có ngày mai này nó mang màu sắc của tăm tối không sức sống.
Nhưng ngày nay nó đang làm nên một điều kì diệu, nó không còn là vùng đất chết nữa. Qua lời giải thích của hướng dẫn viên du lịch, cuộc sống người dân cạo mủ cao su bây giờ có thu nhập rất khả quan. Sau vài năm chịu thương chịu khó, cao su đã mang lại cho họ một số vốn không nhỏ.
Với phương cách làm ăn mới, người công nhân cạo mủ kém nhất cũng thu về cho mình không dưới 4 đến 5 mươi triệu sau mỗi mùa lao động. Những người giỏi đã vượt hơn con số này nhiều, có thể nói đây là một cuộc lên đời. Trông có vẻ giống như cái thời mọi người đổ xô về San Francisco để tìm vàng.
Câu lục bát ta thán trên bây giờ lại được họ ngân nga như thế này.
Cao su đi dễ khó về
Trai đi có vợ gái về có con
"khó về" ngày trước mang í nghĩa chết chóc, nhưng ngày nay nó bao hàm sự an cư lạc nghiệp.
Lu dùng màu trắng tượng trưng cho dòng nhựa, và màu đất đỏ cùng lá cây khô hòa lẫn tiêu biểu cho sự mầu mỡ ngày nay ở vùng đất cây cao su. Đất không còn khô khan, cây không còn còi cọc nữa. Đất đã nồng lên với những dòng nhựa trắng chảy lan, tưới cho nó thêm mầu mỡ như dòng sữa mẹ nuôi sống con mình.
Một chút dầu, một chút nước, một chút thuốc tẫy. Dăm ba tờ giấy vụn xé nhỏ vò nát nhúng vào sơn dầu black, red, brown, yellow, and white, đã làm nên tấm tranh này. Vì không muốn dùng cọ nên Lu phải mượn tạm vài mảnh giấy quăng vào, mục đích tạo độ sắc cạnh cho mí chiếc lá khô. Hì hì, đây là phong cách hổ lốn mà thèng ku thầy Mĩ đen dạy cho Lu.
(old entry)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment