Monday, May 31, 2010

KHỈ LEO CÂY và NGƯỜI ĐÍNH MỰC

Không ai có thể leo cây dừa nhanh hơn người Samoan, người ta ví thổ dân này leo cây nhanh như loài khỉ.

Sau một tiếng hú to, không kịp chớp mắt người thổ dân đã trèo tít lên ngọn dừa cao 40-feet (12.2m), nhanh như vượn và đung đưa trong gió với những quả dừa, trông rất ấn tượng.

Sau khi vặt một quả, lại hú lên một tiếng, người thổ dân tuột xuống đất nhanh như sóc trong tiếng vổ tay tán thưởng của du khách.

Những nhà thám hiểm Châu Âu đã tìm ra đảo Samoa vào khoảng thời gian 1,000 B.C.

Talofa (tà-lố-phà) là tiếng dùng để chào hỏi của thổ dân da đỏ trên đảo. Fa'a Samoa, là hệ thống xã hội dây chuyền đặc biệt của người Samoan.

Thổ dân này tạo nên một cơ cấu xã hội phát triển như hình dạng kim tự tháp, gọi là Matai (chief system). Nhiều gia đình nhỏ tạo nên một nhóm đại gia đình. Nhiều nhóm đại gia đình lại tạo nên những đại diện quyền lực. Và cuối cùng là một thủ lĩnh của một đại gia đình, thế lực nhất, sẽ có quyền quyết định tất cả.

Christianity (đạo Cơ-Đốc) được phát triển mạnh trên đảo.

Đọc kinh trước bữa ăn là điều bắt buộc trong các bộ tộc Samoan. Trong ngày họ có hai lần giới nghiêm, vào buổi sáng sớm và buổi tối, đặc biệt vào tầm 6-7pm thì mọi người phải ở trong nhà để cầu nguyện. Vào giờ này không ai được làm việc hay đi lại. Tín ngưỡng ngự trị khắp nơi trong thế giới của thổ dân này, chưa có nơi nào trên trái đất lại có nhiều nhà nguyện như thế.

Do ảnh hưởng chia chác quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc, tháng 4 năm 1900, thổ dân Samoan được chia ra làm hai. Một số sống trên quần đảo Hawaii và phần còn lại cư trú ở New Zealand, nhưng tất cả đều phát triển theo hệ thống quyền lực gia đình và tín ngưỡng đạo Cơ-Đốc.

Ngoài biệt tài leo cây dừa nhanh nhất, người samoan còn biết cách lấy lửa từ hai thanh gỗ nhanh nhất.

Mặc dù thời nay chúng ta chỉ cần bấm quẹt gaz là có lửa xì xèo, nhưng cách đây mấy ngàn năm, khả năng tạo lửa từ cách cọ sát hai thanh gỗ vào với nhau là một cái sự gì đó rất chi phù thủy.

Thổ dân này cũng là quán quân về việc biết cách đập vở một trái dừa, bằng tay không, ra hai phần đều nhau rất nhanh nữa cả nhà ạ. Từ cái thuở xa xưa ấy, việc nạo dừa làm sữa béo là một phát minh rất cực kỳ khoa học của dân da đỏ Samoan. Ngày nay chúng ta xem thường sáng tạo này...vì chỉ việc mua cái bàn nạo về nạo cái dừa vắt ra là có ngay nước cốt.

Cây dừa được xem là một thứ không thiếu được trong đời sống của người Samoan, giống như khoai môn là món ăn thường xuyên của người Hawaiian. Họ xem cây dừa là biểu tượng của mình, và gọi bằng những tên rất cao quý như, The Princess of Palms, The Mother Tree, The Tree of Life...

Dân Samoan được xem là vui tính và hiếu khách, thường hay bông đùa làm cho cuộc sống chung quanh họ luôn có sự lạc quan. Nhà văn nổi tiếng của thế kỷ 19, Robert Louis Stevenson, người đã sống trọn những năm cuối đời và chết trên đảo, đã gọi dân Samoan là "the happy people".

Cả nhà tham khảo bản đồ Polynesian triangle trên biển Thái Bình Dương.

Bi giờ cả nhà theo Lu vào thăm bộ lạc của người Maori trên đảo Aotearoa héng!

Thông thường, trước bộ lạc của thổ dân này có dựng một cổng rào đón khách. Khi cả nhà theo Lu đến đó, sẽ có một thổ dân xâm mình, vẽ mặt ra tiếp đón. Ku thổ dân này sẽ vung vẫy liên tục chiếc giáo trong tay, nhẩy nhót với điệu bộ hung tợn, và nhăn mặt thè lưỡi ra hù cho khách sợ, cả nhà sướng nhá! ;))

Sau đó hắn sẽ bỏ một vật khắc chạm bằng gỗ, hoặc một nhánh cây xanh trước mặt của cả nhà. Đây là dấu hiệu hỏi "chiến hay là không chiến?" của hắn ta. Cả nhà bình tĩnh nhá, không việc gì phải lo lắng, nhặt vật đó lên và cười mím chi "cộp" với hắn. Nhặt lên có nghĩa là đến bộ lạc với ý thân thiện, nếu từ chối thì cả nhà sẽ không mong gì có cơ hội quay về. Đối với người Maori, từ chối nhặt lên có nghĩa là ra mặt khiêu chiến.

Muốn sành điệu hơn thì cả nhà có thể bập bẹ câu này.

- "Kia ora..kia ora!!!"

kí-a ô-rà có nghĩa là lời chào của người Maori.

Theo truyền thuyết xưa, những người đầu tiên đến đảo Aotearoa, còn gọi là New Zealand, xuất phát từ Cook Islands do tù trưởng Kupe dẫn đầu, 950 A.D. Người ta gọi những thổ dân canoes di cư này là Tangata Maori Polynesians.

Đến 1350, trên đảo đã có mặt những nhà thám hiểm Châu Âu, Able Tasman, người Dutch đã dẫn đoàn canoes đến Aotearoa. Năm 1840, nữ hoàng Anh ký sắc lệnh công nhận Aotearoa (New Zealand) trở thành thuộc địa dưới quyền bảo hộ của nước Anh. Ngày nay, dân số trên đảo có đến 14% là người Châu Âu sống trà trộn với thổ dân.

Người Maori nổi tiếng là những người giỏi chế tạo vủ khí và thuyền chiến, họ cũng là những người chiến giỏi và can đảm. Câu chuyện chiếc canoe có thể chứa đựng được 40 chiến sĩ da đỏ vượt biển vẫn là niềm tự hào của thổ dân này.

Ngoài tài chế tạo vủ khí, nghệ thuật xâm mình của người Maori là một nét văn hóa độc đáo, Maori Tattoo Art.

Thuật xâm mình ngày xưa của tổ tiên người Maori mang tính thiêng liêng, phân định ngôi vị cao thấp trong bộ lạc.

Dụng cụ là chisels (uhi), một loại đục được làm bằng xương chim Hải Âu. Không nhất thiết xương đục này bén hay không, nó vẫn được dùng để đục lên thân thể của người có vinh dự. Vết khắc chạm càng nhiều chứng tỏ đó là một người can đảm và có thứ vị cao trong bộ lạc, vì đây có thể gọi là sự chịu đựng đau đớn thân xác thiêng liêng không phải ai cũng có được. Những ai không có dấu tích xâm mình nào trên người, chứng tỏ đó là một người vô giá trị trong bộ lạc Maori xưa.

Thông thường, khi xâm trên thân thể họ dùng loại mực hỗn hợp chế tạo từ cây lá trộn lẫn với sâu bướm. Nếu khắc trên mặt và đầu, mực sẽ được thay thế bằng than gỗ đốt cháy. Bắt đầu vào năm 15 tuổi, đứa trẻ nam trong bộ lạc sẽ được xâm trên mặt, hay thân mình. Đứa trẻ nữ chỉ xâm dưới càm hoặc xâm môi màu đen chì. Tùy theo mức độ cao thấp thứ ngôi, theo thời gian những vết xâm chằng chịt và phức tạp hơn để tỏ rõ vị thế.

Đến thế kỷ 19, với sự du nhập của phương tây, cái đục chim Hải Âu đã được đổi sang thành kim châm.

Ngày nay, nghệ thuật xâm mình của người Maori lan rộng trên thế giới, nhưng nó chỉ đơn thuần là thời trang.

Cách nhận biết được dấu ấn của Maori Tattoo là những đường xoắn và đường cong như thế này.

Đây là đặc điểm riêng biệt không lẫn với những dạng xâm mình của dân tộc khác. Và điều đặc biệt là muốn sáng tạo ra những kiểu cách hình thù mới lạ, dựa theo style của người Maori, thì chỉ có những chuyên gia đặc biệt mới có quyền. Nếu ta copy hay nhái hàng giả thì...đó là điều sỉ nhục rất lớn đối với người Maori.

Dưới đây là vài tấm hình tiêu biểu cho nghệ thuật tattoo hiện đại của thổ dân này. Khi cả nhà thấy ku nào xâm kiểu cách như trong hình, thì có thể đoán được hắn đang theo xì-tai Maori Tattoo chứ không phải Nhật, Hoa, hay blà blá bla...nào khác.







Bi giờ cả nhà xem dân Samoan múa trên sông.

Mini skirt có thắt lưng cho giới ông và váy dài cho phụ nữ, là tiêu biểu cho trang phục của sắc dân này.

Còn đây là dân Aotearoa, New Zealand. Đảo này còn có tên gọi khác thật thơ mộng, "The Beautiful Land of The Long White Cloud"

Cả nhà chú ý, các em í đang xâm môi màu đen xì theo xì-tai Maori Tattoo.


12 comments:

  1. Lu ơi Lu ơi, viết hay quá! Có biết là có ngừi phải sign in để vào còm không?

    ReplyDelete
  2. tà-lố-phà LuLu! Chị Lu đã có một ngày đầu tuần rất vui phải không ? Bằng chứng là một entry rất tuyệt vời đã ra đời. Chị Lu làm nổi máu phiên lưu của em lên rất nhiều lần rồi, nhưng chắc hẹn mấy năm cuối đời như ông nhà văn nọ vậy.

    ReplyDelete
  3. NLVD : đằng í còn log in vào còm được là hay rồi, thế đằng í có biết là mỗi lần Lu click vào blog của đằng í thì cửa đóng cứng nhắc ko vào được ko hè? mở ra đi nhá, cứ vài hôm đóng vài hôm mở thì làm sao mà Lu vào đọc mí lại còm được... ^O^

    Ngàn Hống : he he, đầu tuần nghỉ lễ ko phải vào công ti nên chị Lu khoái chí, tha hồ đi bơi, rồi trầm ngâm cafe mình ên viết blog.
    Em đi theo chị Lu thì hai đứa mình sẽ vác ba lô mần dế mèn phiêu lưu ký toàn thế giới. Chị Lu phải tìm hiểu cho hết 5 sắc dân trên địa cầu này trước khi chị Lu tắt thở mà.
    Uhm, bắt chước ông nhà văn Robert đi em, cuối đời ông ấy từ bỏ chốn kinh thành tìm về nơi hoang dã thiên nhiên, và sống chung với những thổ dân đến hết đời. Mình có đủ tiền mua chòi chăn zịt rồi, thì sẽ sắm 1 cái chòi thả vài con zịt cho nó kêu cạp cạp. Mình vừa viết lách linh tinh vừa canh me nó ị ra trứng thì nhặt chơi...;))

    ReplyDelete
  4. Có mấy tấm ảnh rất ư là "cực phẩm dân gian", í Lu ơi...

    ReplyDelete
  5. hay quá. Thanks Lu cho đi du lịch miễn phí

    ReplyDelete
  6. Như một phóng sự ảnh, một câu chuyện kể với nhiều tư liệu rất hấp dẫn Lu ạ! Nhiều thứ lần đầu tiên anh được biết đấy. Cám ơn em nhé!

    ReplyDelete
  7. Bebo : chị khoái "cực phẩm dân gian" nào? leo cây dừa hay xâm mình? :))

    Anh Phú : ngại quá! Lu mới viết xong chưa kịp chỉnh lỗi chính tả làm cho cả nhà đọc hơi bị mệt vì Lu viết trật lỗi hơi bị nhiều :)

    Anh Thụy : mấy tư liệu này em thu được từ chuyến đi, về đọc lại sách kiểm chứng rồi viết lại để lâu sợ quên hết, share với nhà blog cho vui :)

    ReplyDelete
  8. cám ơn chị Lu đã vẽ ra một tương lai thật tươi sáng :)Thế là không sợ tuổi già nữa rồi. Đời lại đẹp. la la la... Em sẽ chăn vịt trong lúc chị Lu ngồi mần blog, rồi em nhặt trứng về cho chị Lu sáng chế ra các món ăn mới lạ. Ăn xong mình lại vác ba lô lên đường phiêu lưu con dế...

    ReplyDelete
  9. Ngan Hong : ha ha...thì tuổi về hưu bên Mỹ là tuổi hưởng an nhàn mà em. :)))

    ReplyDelete
  10. Hình nào cũng rất là "cực phẩm", chị thích mấy tấm leo dừa hơn.

    ReplyDelete
  11. Lần đầu tiên tham quan nhà của Lu, cho mình thắc mắc tí. Lu viết khá sắc nét, có tâm hồn thi sỹ nữa vậy Lu bao nhiêu tuổi rồi?! và Lu có làm trong ngành du lịch không nhỉ?! đọc bài viết của Lu thú vị lắm.

    ReplyDelete
  12. Rita : Lu làm nghành kỹ thuật, có học qua art design thôi chứ ko có làm trong nghành du lịch. Có máu đi du lịch thì có... :)

    ReplyDelete