Saturday, July 25, 2009

WHAT DO YOU SEE?


Optical Art được dùng làm tên gọi cho phong cách vẽ đánh lừa con mắt người xem. Nhưng hầu như giới thưởng tranh lại thích gọi nó là Op-Art, đây là tên được đặt ra bởi một nhà báo của Time Magazine. Nhà báo này đến thăm và phỏng vấn một họa sĩ đã đặt câu hỏi.
-"Có thể gọi những gì ông vẽ nên là Pop Art?"
Ông họa sĩ trả lời.
-"Không, hãy gọi đó là Op-Art".
Không ai biết đích xác câu chuyện này có thật hay chỉ được bịa ra, nhưng Op-Art chính thức là tên viết tắt của Optical Art, và xuất phát đầu tiên từ tạp chí Time Magazine vào tháng 10 năm 1964.

Khi quan sát thế giới chung quanh, ta dễ dàng nhận thấy đó là một tập hợp từ nhiều vật thể có hình thù rất rõ ràng, thí dụ như nhà cửa, đường đi, cây cối, bầu trời, cụm mây…etc. Các họa sĩ đã lưu giử lại những hình ảnh này vào tranh với màu và mực. Kỹ năng sao chép của họ đã làm cho ta cảm thấy những gì họ vẽ nên giống như một bản copy lại thế giới thực một cách khéo léo.

Nhưng điều gì cũng có lúc trở nên nhàm chán. Các họa sĩ lại tìm tòi thể hiện một phong cách mới, họ muốn mang đến cho người xem cách nhìn khác lạ hơn. Khi chúng ta mệt mõi hoặc rơi vào trạng thái nhận thức kém vì say rượu, cái nhìn của ta sẽ mất tập trung và nhận thức sẽ kém đi. Nhìn đàn ông có thể thành đàn bà, hai con mắt lúc này cứ như trông gà hóa cuốc gây ra trạng thái mờ ảo lem nhem. Đây chính là chức năng của Op-Art, nghệ thuật đánh lừa thị giác người xem.

Op-Art bắt đầu phát triển vào cuối thập niên 1950s. Sức ảnh hưởng của nó lan rộng trong lĩnh vực informal art như Abstract Expressionism, Tachism, Action Painting…ect. Những họa sĩ trẻ thời bấy giờ bắt đầu muốn chuyển sang khuynh hướng vẽ chính xác, và phong cách Optical Art đã tạo nên lối vẽ mới trong nghành hội họa.
Năm 1965 được gọi là năm của Op-Art vì có rất nhiều những tác phẩm ra đời gây ấn tượng mạnh mẽ. Điển hình nhất là cuộc triển lãm "The Responsive Eye" tại Pasadena Art Museum, đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận.


Có nhiều cách thể hiện sáng tạo trong lĩnh vực Op-Art. Đó là Black and White, Monochrome, Full Spectrum, The Immersive Experience, Op Culture và After-Image.

BLACK and WHITE:

Sự tương phản giữa những vật thể đen và trắng làm cho thị giác bị ảnh hưởng mạnh hơn là màu sắc đa dạng, nên có nhiều họa sĩ đã chọn cách vẽ này xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của họ. Trong đó có cả Lu Lu (he he...) học đòi vẽ kiểu này, đã post trong bờ nốc 360 yahoo. Đó là những tấm lót nồi như bức "chụt chụt", "half and half", hì hì…

“Current” 1964
Bridget Riley, British born 1931

“Thousand” 1964
Bill Komodore, American born 1932


“Circular Dynamics” (Dinamica circulare) 1968
Marina Apollonio, Italian born 1940

...

MONOCHROME:
Không đường nét, không hình ảnh, không hình dạng, không có một sự xắp xếp nào. Không có cái nhìn, không sự cảm nhận hoặc là di chuyển. Không luôn cả một biểu tượng, một cách trang trí hay tô vẽ màu sắc chói nghịch. Cũng như hoàn toàn không có những í tưởng hay sự liên hệ tiêu biểu. Tất cả là "nothing", đây là một phong cách dùng để thể hiện Op-Art được gọi tên Monochrome. Kiểu cách này nó làm cho bức tranh mang nhiều tính trừu tượng, mà lại dễ vẽ lắm đấy làng trên cùng xóm dưới ạ. Hãy tham khảo những hình mẫu mà Lu post dưới đây rồi tìm mua màu phang bậy nó lên giấy vẽ. Thế là nhà nhà thành họa sĩ, người người thành họa xởi héng.

“Astract Painting” 1963
Ad Reinhardt, American born 1913


“Garden” 1964
Agnes Martin, American born Canada, 1912



“Homage to the square: sentinel” 1968
Josef Albers, American born Germany 1888
...

FULL SPECTRUM:
Một số họa sĩ bị lôi cuốn bởi cách ứng dụng sắp xếp những khối màu sắc xuất hiện chèn lên nhau, ở phía trước, hoặc lui về phía sau, ở bên trên hay nghiêng về một phía. Sự kết hợp màu sắc đôi khi hài hòa hoặc đối chọi được áp dụng giữa hai khối màu, một nhóm sặc sỡ, hoặc chỉ một màu duy nhất. Vẽ Op-Art theo phong cách này, làm cho người xem nghĩ rằng màu sắc không liên kết với nhau do đó không có sự đánh lừa thị giác. Nhưng thật sự nó có chuyển động và thay đổi nhưng mức độ nhẹ hơn. Những bức vẽ này phù hợp với ai thích nhìn đời bằng cặp mắt rối rắm.

“Field of 32 Parts in 44 Colors” 1965
Max Bill, Swiss born 1908

“Homage to the Square: Chosen” 1966
Josef Albers, American born Germany 1888


“Gomelza” 1965
Paul Feeley, American born 1910
...

THE IMMERSIVE EXPERIENCE:
Đây là lối vẽ chủ yếu nghiêng về sự chuyển động lập đi lập lại, vượt quá giới hạn hoặc sự thay đổi hình dạng vật thể được vẽ. Nó có vẻ hơi giống như Kinetic Art (nghệ thuật chuyển động), nhưng có tiềm năng biến hóa đa dạng hơn do ảnh hưởng của thị giác. Hè hè, cách vẽ này ko hợp với những ai hay ăn chân gà và mắt yếu lem nhem, vì nó li ti và cần sự chính xác. Tay chân run lẩy bẩy, mắt lờ mờ thì chẳng mần ăn gì được đâu đới!


“Concave and Convex: Three unit Dimensional” 1967
Richard Anukiewicz, American born 1930


“Provocative Current” 1965
Julian Stanczak, American born Poland 1928


“Poster for the Miller Blues Band concert, Matrix, Sanfrancisco, California, January 1967”
Victor Moscoso, American born 1936
...

AFTER IMAGE:
Vào cuối thập niên 1960s khuynh hướng vẽ Op-Art bắt đầu thay đổi. Giới họa sĩ muốn tìm ra một sự sáng tạo mới, lúc này lối đánh lừa thị giác người xem bằng những vật thể chuyển động, đối nghịch màu sắc, hình dạng trừu tượng ko còn được ưa chuộng. Năm 1970 là thời kì xuất hiện lối vẽ “After Image”, phong cách này vẫn được ưa chuộng cho đến nay.
Ta có thể gọi đây là cách vẽ layer, nó có kiểu cách giống như những đường sóng điện tử chạy ngang dọc trong một cái máy. Lớp này đè chồng lên lớp kia tạo nên nhiều tầng lớp. Có lẽ đây cũng là một điềm báo trước của một thế kỷ tiếp nối toàn là những mạch điện từ, những máy móc tối tân dẫn đến việc loài ngừi bắt đầu biết xử dụng máy vi tính, và in-tơ-nết chat chit. Xem ra các họa sĩ Op-Art cũng có năng khiếu thành “pha học gia”.

"Vega Or" 1969
Victor Vasarely, French born 1906


“ Multibulge Fold # 4” 2005
Linda Besemer, born 1957


“Untitled(0589)” 1989
Jim Isermann, American born 1955
...

OP CULTURE:
Finally, Op Culture là cách các họa sĩ đem ứng dụng những phong cách vẽ trên đây vào môi trường chung quanh, như kiến trúc, design nội thất, quảng cáo…ect. Có thể nói Op-Art liên hệ rất nhiều với kiến trúc đương đại, trang trí nội thất thời thượng, vì cái lối đánh lừa con mắt người xem rất hợp cho khuynh hướng ko nhàm chán. Hai hình ảnh dưới đây là thí dụ ứng dụng nghệ thuật Op-Art vào trong thiết kế nội thất như đèn treo, giấy dán tường, và thảm trải nền nhà của Verner Panton.

“Interior Design, Hotel Astoria, Trondheim, Norway” 1960
Verner Panton, Danish 1926


“Swimming Pool, Spiegel Publishing House, Hamburg, Germany” 1969
Verner Panton, Danish 1926

...

Hôm nay weekend rảnh rỗi nên Lu bà tám chút chút về cách vẽ và thưởng tranh Op-Art cùng làng trên và xóm dưới. Biết cái gì thì share cái đó, hi vọng làng trên cùng xóm dưới sau khi xem xong sẽ thấy rằng có những thứ mới nhìn như vậy nhưng nó không phải là như vậy. Rồi có lúc thấy nó không phải là như vậy thì nó lại là như vậy. Mừ cũng có khi thấy nó như vậy thì nó đúng là như vậy :))
Thôi cả nhà cứ tập nhìn tranh Op-Art đi héng. Bi giờ Lu Lu đi oánh tạ mí lại bơi cho nó phẻ mạnh đây. Rèn luyện thân thể xong, tối dìa nhà Lu sẽ vẽ tiếp bức tranh trả nợ đã hứa mí hàng xóm, í tưởng là “cây và hoa”.

SmileyCentral.com

3 comments:

  1. Em sẽ tập làm họa sĩ. Khi nào có thành phẩm, em đem qua khoe chị nhé! :D

    ReplyDelete
  2. uhm, vẽ đi Vân Lam. Theo như thầy Lu phán thì những ai có khiếu văn chương thông thường là những người có thể vẽ được đới. Thời gian ở ẩn chăm cho ku nhỏ chính là thời gian luyện công lực, biết đâu sau này sẽ có dịp được xem triển lãm tranh của họa sĩ kiêm nhà văn Vân Lam thì sao nhỉ? không thử thì ko bao giờ hiểu hết được khả năng của mình, thử đi để còn truyền nghề lại cho thèng ku nhỏ :D

    ReplyDelete
  3. Rất hay, nhờ Lu mình bit chính xác hơn về tên gọi của từng kiểu vẽ vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy đâu đó :)

    ReplyDelete