Tuesday, May 19, 2009

METROPOLIS (phần 2)


FLORENCE, 16TH CENTURY

Thành phố Florence thuộc nước Ý đã từng được gọi là “chiếc nôi của thời Phục Hưng”.

Đây là nơi có sự pha trộn thật độc đáo, nhà hiền triết, họa sĩ danh tiếng, điêu khắc gia, học giả thông thái, và thương gia giàu có nổi lên hàng loạt từ thành phố này. Có vẻ mâu thuẫn khi học thức, nghệ thuật, và tiền bạc lại có thể cùng đi chung với nhau. Nhưng thế kỷ 16 đã cho thấy điều
này hoàn toàn đúng. Những nhà giàu có, thương gia danh tiếng lắm tiền nhiều của, chính là những người đã dùng cái giàu của mình để mua văn hóa.

Dòng họ Medici nổi tiếng giàu có đầy quyền lực hơn 3 thế kỷ, đã đóng dấu ấn của mình lên xã hội Florence. Lorenzo De’Medici (1449) được mệnh danh là “tay bảo trợ cực chiến”. Nhà ông ta luôn tấp nập ra vào nào là những nhà thông thái danh tiếng đương thời, những họa sĩ lừng danh. Lorenzo yêu thơ văn hội họa, và đã xử dụng hàng năm gần phân nửa lợi tức của cải cho thú vui trưởng giả này. Gia đình Medici còn nổi tiếng với hệ thống nhà bank rộng lớn, họ đã cho in ấn ra traveler’s check, là phương tiện thanh toán tiền bạc an toàn nhất thời bấy giờ.

Có người đã gọi Florence là “the new Athens* on the Arno** ”, để so sánh với thời kỳ hoàng kim của nền văn minh cổ điển Greek. Từ chiếc nôi của Phục Hưng này, thế giới đã biết đến Leonardo Da vinci, Michelangelo Buonarroti, Sandro Botticelli, Titian, Raphael, và nhiều nhà danh họa nổi tiếng khác.






OSAKA, 17TH CENTURY

Trong khi thế kỷ 16 được xem là sự thăng hoa của nền nghệ thuật phương tây, thì đối với nước Nhật nó là một thế kỷ của chinh chiến, giặc giã để tranh giành quyền lực.

Các nhà sử học gọi đây là đất nước của thành quách đền đài, vì các samurai đã xây nên hàng loạt những công trình nhằm khẳng định và bảo vệ lĩnh thổ của mình. Một nước Nhật không yên ổn với quá nhiều lãnh chúa, ai cũng muốn lấn đất mở rộng quyền hành. Có ba khuôn mặt đáng ghi nhớ trong lịch sử Nhật đó là, Oda Nobunaga (1534-1582), Toyotomi Hideyoshi (1536-1598), và Tokugawa Ieyasu (1543-1616).

Đầu thế kỷ 17, Ieyasu đã tóm thâu quyền lực về mình, sau khi phá hủy được thành lũy to lớn Osaka vào năm 1615. Nước Nhật hòa bình, nhưng chính vào thời gian này Ieyasu đã quyết định điên rồ. Ông ta ra lệnh toàn dân công giáo ở Nhật phải từ bỏ đạo thiên chúa để gia nhập vào đạo phật. Tất cả các thầy tu công giáo đều bị trục xuất ra khỏi Nhật.

Lí do cũng chính vì ông ta lo sợ người công giáo sẽ phá hoại đi quyền lực chính trị của mình. Sau khi Ieyasu mất, người kế vị vẫn tiếp tục cho thông qua luật trục xuất đạo chúa. Nước Nhật lúc này hoàn toàn bị cắt liên lạc với thế giới phương tây, toàn lãnh thổ đóng cửa tẫy chay người nước ngoài. Thời kì bế quan tỏa cảng này kéo dài mãi đến năm 1854.

Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến Kabuki. Đây là loại hình nghệ thuật cổ độc đáo của Nhật với lối vẽ mặt nạ theo tùy chủ đề ca diễn. Một phụ nữ tên Okuni là người đã khởi xướng cách ca diễn với những bộ mặt nạ lạ lùng này. Ngày nay nó đã trở thành một điểm sáng đáng nhớ cho nền nghệ thuật xứ phù tang. “Sukeroku” là một trong những vở tuồng nổi tiếng tiêu biểu.




* Athens : Thành phố cổ nổi tiếng là chiếc nôi của nền văn minh cổ điển Hy Lạp.
** Arno : Một con sông thuộc nước Ý, chảy ngang qua thành phố Florence

1 comment:

  1. Những bức tranh minh họa đẹp và cầu kỳ nhỉ. Đọc kiểu rút gọn này cũng hay lắm Lu à :)

    ReplyDelete