Đồ gốm làng Bát Tràng có nước men rất bóng và đẹp.
Hoa văn vẽ trên mặt gốm đa dạng và tinh vi ẻo lả, đẹp!
Buồn cười nhất là cặp uyên ương này cả nhà a, Chí Phèo và Thị Nở.
Về Hà Nội nhiều lần, có nghe qua làng gốm Bát Tràng nhưng chưa bao giờ Lu được đi xem.
Một ngày thứ bảy mùa đông, Lu được người bạn dẫn cho đến tận nơi rất nổi tiếng này. Cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy làng gốm của Lu là nhà nhà làm đồ gốm, người người bán đồ gốm. Hay thật cả nhà ạ.
Từng bộ chén trà, ấm tích, độc bình làm thủ công rất tinh xảo. Lu cũng thích cái thú ngồi nắn nót, gọt giũa đất này lắm. Vào đến Bát Tràng ai cũng phải nhẹ tay, đi đứng cẩn thận. Không khéo thì có mà đổ nợ vì đánh hỏng hết cả khối hàng trăm thứ mong manh dễ vở.
Đến Bát Tràng khách còn được thưởng thức món khoai lùi, bánh rán, uống nước ngô. Ngồi ngay bên lề đường mà chén, nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Một làng gốm rất đáng để tham quan. Nhưng kĩ niệm đáng nhớ nhất đối với Lu lại ở một nơi rất chi khiêm tốn, đến mức ko ai có thể ngờ được, đó là nhà vệ sinh Bát Tràng.
Trước khi ra về, Lu cùng chị bạn vào nhà vệ sinh để làm những việc cần làm, và chính nơi đây đã gây ấn tượng nhất cho Lu.
Cả nhà cũng biết rồi đấy, Lu luôn lấy câu nhập gia tùy tục mà hành xử khi đi đây đi đó. Về Việt Nam vì không muốn bị cho là hâm, nên Lu bắt đầu có thói quen ăn xong cứ bỏ giấy rác tại chỗ, không nên hỏi nhà bán là thùng rác ở đâu? Vì đã vài lần hỏi và bị họ cười chỉ xuống đất trả lời.
- "Không có thùng rác đâu, cứ vất bừa xuống đấy đi!"
Hôm đó vào nhà vệ sinh rửa tay xong, nhìn quanh không thấy thùng rác, Lu vô tư vất khăn giấy xuống ngay đất. Bất chợt có tiếng rú lên.
- "Này, lượm lên ngay! ở đây là phải giữ vệ sinh sạch sẽ! phải biết ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng chứ!"
Ặc, lúc đó Lu giật mình quay lại nhìn, một bà lao công vệ sinh đang đi tới nhìn Lu soi mói.
-"Đưa miếng giấy đây tôi cho nó vào thùng rác, không phải muốn xả rác là cứ xả đâu nhá!"
Úi, lúc ấy Lu vừa mắc cở vì mang tiếng ở Mỹ bi nhiêu năm thế mà lại đi xả rác bừa bãi, để cho một bà lao công phải nhắc nhở thế. Chị bạn đi cùng nghé mắt ngó vào cái rổ đựng giấy vệ sinh bán 1000 đồng một phần, buột miệng kêu lên.
-"Giấy gì mà ghê thế này?!?"
Lu nhìn vào thấy cũng hơi ghê ghê thật, nhưng không dám bạo mồm như chị bạn, vì vừa mới bị sửa lưng tội xả rác bừa bãi. Bà lao công lại cong môi lên mà giảng dạy.
-"Ghê là ghê thế nào? công lao người ta cuộn sẵn giấy cho đi vệ sinh thế mà nói là ghê thế nào?"
Uhm, thôi thì bà ấy cũng đúng, cái công bà ta ngồi ngắt từng cụm giấy như thế cũng là công, mặc dù trông nó hơi ghê thật. Vệ sinh xong bước ra, Lu lại thấy bà lao công đang nghiêm mặt giảng đạo cho một thèng ku.
-"Này, không phải muốn đi như thế nào là đi đâu nhá! phải biết cách đi cho lịch sự và có văn hoá chứ!"
Thèng ku này nghe đâu vào đi tè, không biết hắn tè kiểu gì để cho bà ta bắt trúng. Lu suy nghĩ mãi ko hiểu sao bà ta biết được rằng hắn đi tè sai quy cách? Chả nhẽ hắn ngồi chứ không phải là đứng nên bị bà í mắng cho?
Lên xe ra về trong đầu Lu lởng vởn một sự ngạc nhiên. Ở ngoài thị phố văn minh người ta vẫn cứ xả rác, vặt hoa, chẳng biết cái gì gọi là lịch sự. Trong khi đó, một nơi hẻo lánh thế nầy lại có người có ý thức giử gìn cao thế.
Lần đi thăm làng gốm đó đã dạy thêm cho Lu một bài học về nhập gia tùy tục cả nhà ạ. Không phải thấy người ta như thế rồi cũng làm theo như thế là có ngày hố to.
Hoa văn VẼ chứ(khắc=trạm 3d)
ReplyDeletethằng ku chắc vẽ rồng lên tường húhúhú
Ừ héng, viết lộn..."vẽ" khác với "khắc" 3D =))
ReplyDelete