Wednesday, March 16, 2011

DÂY CHUYỀN


Thế giới liên kết nhau như một chuỗi dây chuyền.

Sợi dây sẽ không chuyển động nếu như có một đoạn nào đó đứt hay gẫy.

Năm rồi, cả nước Mỹ khủng hoảng tiền tệ, nhà đất, làm cho thế giới lo sợ. Lí do, we are the same boat!

Thế là các nhà tài chính trên thế giới xăng xái nhảy vào cứu nguy. Châu Âu bỏ vốn vào các công ti xe hơi chuẩn bị khai phá sãn của Mỹ, bỏ vốn vào banking, chứng khoán, để kéo nước Mỹ đứng dậy cho ngay ngắn.

Năm nay, Mỹ vừa thở phào được một xí. Kinh tế có chiều hướng không đi xuống nữa, và đang trong tình hình dưỡng bệnh. Đùng một phát, nước Nhật bị thiên tai, người hại không chết nhưng trời hại thì chết!

Dân Nhật khốn khổ chống lại ông trời. Thiên tai của Nhật đã ảnh hưởng đến thế giới.

Chứng khoán cả ba khu vực, US, Europe, Asia, rớt điểm đỏ lòm. Mỹ lo lắng, vì Nhật là nước lớn ở khu vực Châu Á đang chiếm giử account xuất khẩu hơn 10% của US.

Sau nụ nổ nhà máy hạt nhân làm cho chứng khoán Nikkei 225 rớt xuống tới mức kỹ lục, đến mức người ta hỏi liệu nó có đóng cửa không? thật đáng sợ nếu nó đóng cửa vì không biết sẽ dẫn kinh tế thế giới đi đến đâu?

Nhưng, hôm qua nó đã vực dậy. Có lẽ, có sự trợ giúp của các nhà tài chính, hôm nay vẫn giử mức điểm xanh, nhưng có vẻ như đang frozen.

Hi vọng mọi việc sẽ qua, vì một con ngựa chết thì cả tàu cũng ảnh hưởng. Có thể, ai đó sẽ cho rằng ảnh hưởng gì đến mình cơm ngày hai bữa còn chưa xong. Có chứ! kinh tế Nhật xuống sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế, vốn đang rất bất bênh, của thế giới hiện nay.

Không có việc, nhà máy hãng xưởng sẽ cắt người. Nước giàu cũng khổ mà nước nghèo sẽ càng khổ hơn. Bởi thế, mong rằng thế giới luôn yên ổn và vui vẻ.

Life is too short!

12 comments:

  1. we are the same boat! Chí lý:)

    ReplyDelete
  2. Thế giới ngày nay ràng buộc nhau quá đỗi chặt chẽ. Phúc là đó nhưng hoạ cũng dễ bùng từ đó quá Lu nhỉ.

    Vậy thì đừng chiến tranh, đừng tranh giành từ lãnh thổ, miếng ăn đến những thứ giời ơi đất hỡi chả để làm gì có được không? Thiên tai đã đủ lắm rồi, thêm nhân tai nữa thì làm gì thế giới này chả lún vào bể ác mộng. Nhưng chắc là khó, gắn với nhau bằng lợi ích mà lợi ích là thứ chưa bao giờ thôi có xu hướng làm con người ta mờ mắt.

    Nước Nhật đã nêu một tấm gương yêu thương tự giác của cộng đồng trong vụ vừa qua, chả biết có thành thông lệ của thế giới này.

    Hy vọng vì tấm gương ấy và cả những ràng buộc lợi ích sẽ khiến người ta lăn lưng cứu nước Nhật để cứu toàn thế giới.

    Chạnh lòng nghĩ bao giờ lỡ một điều gì đó không may tới với VN cũng có tầm xáo động cộng đồng thế giới như một nút giằng trung tâm kiểu Mỹ, Nhật. Lúc này chúng ta kết nối vào lưới thế giới nhưng hình như vẫn còn vô số điều từ thể chế kinh tế - xã hội nằm ngoài logic chung của khối ràng buộc đó. Giá vàng, văn hoá phong bì chả hạn. Hì.

    ReplyDelete
  3. Bebo : yes, we're the same boat. Những điều xãy ra chung quanh ta cứ tưởng là vô sự, nhưng nó có liên kết với nhau hết đúng ko chị? ước mong có một thế giới ko bệnh tật, ko chiến tranh, ko đấu đá, ko mất việc, chung quanh chỉ có tiếng cười.

    ReplyDelete
  4. An Thảo : Uhm, cuộc sống quá ngắn mà loài người cứ thích làm cho nó ngắn hơn.
    Sân si hỉ nộ ái ố cho lắm rồi cũng nằm dưới 3 tấc đất thôi. Hơn thua nhau từng chút thì được gì đúng ko Thảo?
    Ai bảo Lu cụ sớm thì Lu chịu, nhưng thở tới ngày nay thì Lu thấy nên tập cho mình bình thản trước mọi sự việc tốt hay xấu. Vì sống nay chết mai ko tha ai cả, cứ chân thành mà đối đải nhau để thế giới tốt đẹp hơn.
    Và cũng để lở ngày nào, tai họa ko chừa một ai thì mình ko có gì phải tiếc nuối rằng, cho tôi sống thêm để tôi làm lại một điều tốt.

    ReplyDelete
  5. Nước Nhật đang trải qua thử thách quá lớn. Việt nam cũng từng phải làm lại từ đầu bởi sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Gia đình mình có 2 người chú giờ vẫn chưa tìm thấy xác. Đau thương phải nén lại để đi tiếp. Mình nghĩ, không chỉ vào giờ khắc gay cấn và hiểm nguy chúng ta mới cần lòng dũng cảm, cần sự sẻ chia và lòng yêu thương. Những thứ trên phải có thường trực trong mỗi con người trong mỗi ngày. Có những thứ đó thì sẽ có mọi thứ còn lại :-)

    ReplyDelete
  6. Bài viết thật thấm thía. Những comment càng làm cho triết lý "we are the same boat" thêm thấm thía. Phục nước Nhật vì họ luôn khiến cả thế giới phải suy tư về bản thân, từ những gì họ đã/đang trải qua và vượt qua.
    Cảm ơn Lu một lần cho bài viết này và nhiều lần cho những bài viết thú vị em đã đọc cọp trước nay.

    ReplyDelete
  7. Ti Ti : sau thiên tai, điều làm cho người ta sợ nhất là kinh tế tuột dốc, người chết thì đã chết rồi, nhưng dân chúng còn sống sẽ khổ sở ko nhà, ko việc. Nhật được xem là con tàu đầu đàn của khu vực Châu Á, nên...

    ReplyDelete
  8. Sauvage : Mong cho kinh tế up lên để công ăn việc làm cho mọi người có đầy đủ. Mất việc hay khủng hoảng kinh tế thì cũng có khác gì động đất đâu?

    ReplyDelete
  9. Giới trẻ bây giờ thích nói mình là Công Dân Toàn Cầu rồi mà em! Cả thế giới xích lại gần nhau, bên nhau rồi mà!

    ReplyDelete
  10. Ừ, chỉ một tích tắc bao nhiêu ngàn người chào xa c/s, sân si để làm gì, nhẹ nhàng mà sống. Đọc thấm quá LU ơi.
    Nhìn người dân và nước Nhật trong hiểm họa để kính phục và chạnh lòng, bao giờ VN mình mới trở thành một mắt xích có ảnh hưởng như thế.

    ReplyDelete
  11. anh Thụy : cái vụ này thì ko muốn gần muốn xích lại gần thì ảnh hưởng nó cũng sẽ bò tới gần. Một thời gian nữa anh sẽ thấy sự tai hại của thiên tai Nhật phải chịu sẽ ảnh hưởng lên thế giới như thế nào. Nước đầu tiên có lẽ là VN vì mình đang vay mượn tiền của họ.

    ReplyDelete
  12. Lana : Nước mình thiếu tính đoàn kết và tính kỹ luật như dân Nhật, nên có lẽ mình ko thể trở thành một leader của khu vực Châu Á như Nhật được đâu. Có làm việc với khách Nhật thì mới thấy tại sao hàng hóa của họ đóng nhản "made in Japan" thì mình yên tâm...họ rất kỹ lưỡng và uy tín trong vấn đề sản xuất mang tên của nước họ. Mỗi lần nghe khách Nhật đặt hàng là Lu dặn đám lính phải cẩn thận, nhất định ko được send qua Nhật món hàng mà có thể làm cho họ ko hài lòng trả về Mỹ.

    ReplyDelete