Saturday, March 27, 2010
CÓ PHƯỚC CÙNG HƯỞNG...
Hôm qua trong công ty Lu nhận được mail của boss nhớn, ông hỏi.
-"Thứ Sáu tới có thể đi ra ngoài ăn được không? thích nhà hàng nào thì chọn đi."
Nhận được lời mời Lu mở ngay một cuộc họp khẩn cấp. Cả team tề tụ lại thật long trọng để trưng cầu ý kiến.
-" Này, nếu được mời đi ra ngoài ăn vào chiều Thứ Sáu cuối tuần thì có nên nhận lời không?"
Bọn hắn đồng thanh ủng hộ.
-"Nên nhận lời, nên nhận lời!"
Lu hỏi tiếp.
-"Thế thì nên chọn nhà hàng nào?"
Có lời đề nghị.
-" Tới nhà hàng chén beefsteak là số dách!"
Tiếng vỗ tay ầm ầm xuất phát từ nhóm Việt Nam và Philipino.
-"Yeah...yeah...beefsteak là "number one!"
Bên phía Ấn Độ có tiếng phản đối.
-"Objection!...objection!"
Lu, đóng vai quan tòa, ra hiệu giử êm lặng.
-"Phản đối hữu hiệu!"
Ku Ấn Độ già đứng dậy dõng dạc nói.
-"Nhà hàng India đi, cà-ri là số zách!"
Tiếng bíp bíp nhộn nhạo vang lên từ phía mấy ku Ấn.
-"Yeah!...yeah!...cà-ri là "number one!"
Lần này cả đám Philipino, Việt Nam đồng thanh la to.
-"Objection!...objection!"
Cuộc họp giải tán vì bất đồng ý kiến.
Người ta nói, "có phước cùng hưởng có họa cùng chia", hình như không đúng cho lắm trong trường hợp này.
Boss quyết định mời bọn hắn ra nhà hàng chén vì thành tích làm việc xuất sắc. Mấy ku lính làng đã thật đoàn kết chia nhau họa "làm việc", nhưng khi được phước "ăn" thì lại ầm ĩ không chịu nhường.
Đặc tính đa văn hóa, đa dân tộc của xứ Mỹ chính là đây. Dân di cư có thể hòa nhập tiếng nói, cách làm việc, nhưng vấn đề ẩm thực họ vẫn giử một nét riêng của mình.
Ấn Độ thờ thần bò Nandi nên không chén nó, chỉ khoái cà-ri-nị.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteỪ.. kể ra ăn là một trong 4 'tứ khoái' mà lại phải bấm bụng ăn thứ tụi khác nó thích thì cũng chán ngán thật, nhất là tụi chúng là cật lực làm việc thời gian vừa rồi và bây giờ là tâm lý được hưởng đãi ngộ bù đây.
ReplyDeleteCó lẽ LU email lại, đẩy trái banh 'chọn nhà hàng' cho ông Boss. Tò mò héng xem ông ấy sẽ chọn gì?
Anh rất quen với việc tổ chức đi ăn tập thể như thế này. Chỉ nên tránh về vấn đề tín ngưỡng thôi, chứ còn, là mình phải quyết! Hic
ReplyDeleteLu ơi, cho chị đu theo xe đi ăn ké được hôn zậy, vui quá chời luôn???
ReplyDeleteHN : ko đi ăn phở được vì mấy boss có người là Mỹ trắng có người là Philipnio...họ đã quen đi nhà hàng tây rồi.
ReplyDeleteLana : ông boss của Lu lần trước khách hàng cám ơn team đải ăn ông ấy quyết định đồ ăn tàu. Đám lính Ấn Độ chỉ ăn cơm chiên chay ko xơi được thịt nên ông ấy cắn rứt lương tâm. Lần này muốn để bọn hắn tự quyết thì bọn hắn đòi ăn cà-ri-nị...Món này Lu xách dép té chạy cho nhanh.
anh Thụy : em đang định nói ông boss cho bọn hắn ra nhà hàng tây RED LOBSTER cho tiện. Nhà hàng này tuy hơi đắt tiền một tí...nhưng có cả rau và đồ ko thịt cho mấy ku Ấn. Em cũng tính rồi, tuy mắc tiền nhưng Ấn ăn chay nên cũng ko tốn bi nhiêu, he he :)))
Chị Bebo : thứ sáu này em sẽ chụp hình mí ku ấy post lên khoe mí chị heng...em có dặn cả team nhớ phải cạo râu ria sạch sẽ cho bảnh vào :)
Sài Gòn cũng vậy em ạ. Người tứ xứ đến đây Làm với phong cách sài Gòn, nhưng Ăn thì vẫn là những món ăn của quê hương. Vì vậy SG nhiều món ăn HN, Huế, Quảng Nam... Được như vậy ko chỉ do người "tứ xứ" duy trì văn hóa ẩm thực vùng miền mình, mà còn do người (sống ở) Sài Gòn dễ chấp nhận và biết dung hòa những khác biệt văn hóa.
ReplyDeleteHaukhaoco : hi chị, rất vui khi được làm bạn blog với chị. Lúc trước em thường đọc ké blog của chị bên 360. Rất thích những bài viết sâu sắc, những bài hài hước nhẹ rất thâm thúy của chị. Em gọi chị là chị Hậu dịu dàng khi em đọc bài của chị đấy, em khoái phụ nữ hiền dịu thế mà. Chị ở Sài Gòng có thích thức ăn SG ko? em thì vẫn thích nhưng là những món dân dã như khô mắm thôi. Đa số người nam ăn mỡ dầu nhiều quá nên em sợ. Em thật sự hợp thức ăn Hanoi hơn.
ReplyDeleteCàng dần càng thích LU mới chít chứ, hihi, nhớ khi nào xách ba lô về HN chơi gọi Lana ngồi offline cùng nha. Chắc chắn sẽ ko phải là nhà hàng curry rồi :)
ReplyDelete"...đã thật đoàn kết chia nhau họa "làm việc", nhưng khi được phước "ăn" thì lại ầm ĩ không chịu nhường". Cái này đúng lắm Lu. Người ta thường có xu hướng đoàn kết lại chỉ và chỉ khi gặp khó khăn thôi. Lu giỏi quá
ReplyDeleteĐàm Hà Phú và Lu: Cả trong tình yêu cũng thế. Lúc khó khăn, người ta vượt qua được. Nhưng đến khi đầy đủ, viên mãn, lại sinh chuyện. Khổ thế!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteanh thuy : exactly!
ReplyDelete