Thành phố cảng này nhìn từ trên cao xuống trông đẹp như bàn cờ phải không cả nhà?
Cái bàn cờ này, càng đi sâu vào trong thì giống như ván cờ tướng bị chiếu bí, không thấy được lối đi rõ ràng. Lu đi lạc cả ngày cũng vì tính ỹ lại.
Sáng thứ ba thức dậy oánh răng chuẩn bị theo bản đồ, Lu đi tìm khu vườn nho. Đã nghiên cứu rất kỹ địa điểm trên Google rồi nhé, thế mà Lu vẫn đi loanh quanh chẳng tìm ra được.
Đi một lúc thì lở dại chui vào đường hầm cao tốc dưới đất, thế là không còn con đường nào để "U turn". Cứ thế bọn hắn chạy phía sau tống hết ga, kinh thật, không ngưng được đâu nhé chứ thế mà chạy thẳng.
Với tốc độ hơn 80 miles/h đó bọn hắn chạy phía sau không cho phép Lu oánh vần tên exit mà thoát ra khỏi đường hầm. Cuối cùng nhờ phía sau là một bác, chắc già rồi hơi bị nhát như Lu chạy với tốc độ rùa, nên Lu có cơ hội quẹo nhanh ra tay phải thoát khỏi đường hầm quỷ quái đó. Còn chạy tiếp sẽ đi tới thành phố nào cũng chưa biết được.
Ra khỏi đường hầm thì bắt đầu giống như con bơ vơ lạc mẹ, đường xá chung quanh chẳng biết nó là gì cả. Lúc đó, Lu rất hối hận vì đã ỹ lại không mang theo GPS định hướng đường đi.
Lu đã từng nghĩ rằng, cả nhà sẽ có cơ hội đăng tin tìm trẻ lạc...nhưng may mắn, Lu đã túm được một ku police hắn biết nói tiếng ên-lít. Hắn chỉ cho Lu hướng quay về Nice và Monaco. Police của tây nhìn nhỏ xí con hè, hắn đi chiếc xe mới thoáng nhìn giống xe taxi con cóc ở Hà Nội lắm. Không nhìn thấy bộ đồ police của hắn thì Lu ngỡ hắn là tài xế taxi.
Ở Nice không dễ gì gặp được police đâu, có lẽ họ không muốn làm thành phố du lịch trở nên nặng nề khi mà nhìn đâu cũng thấy "cốm". Cảnh sát Mỹ thì lại khác, to như con bò nhé, đi xe cảnh sát xanh đồng phục, lúc nào cũng tề tề chỉnh chỉnh như chuẩn bị bắt cướp.
Về đến hotel vừa mệt, vừa muốn té xĩu khi ku tiếp tân bẩu rằng, muốn đi thăm khu vườn nho Lu phải xuống ở sân bay khác, không phải Côte D'azur Airport!
Có nghĩa là lái xe thì mất cả 2-3 giờ lái hơn mới vào được khu vực rừng nho đó. Trình độ Lu lúc này chưa thể đi quá Nice và Monaco nổi. Tiếng phăng-xe thì chỉ mới biết lỏm bỏm, dịch thì OK nhưng nói thì tới nay Lu chỉ có thể tự bật ra được thoải mái tiếng Việt và ên-lít thôi à. Vào sâu trong nông trại, dân chúng không nói tiếng ên-lít thì cũng như vịt nghe sấm.
Còn như lần đi này thất bại vì lầm lẫn.
Hàaa...thất bại là mẹ thành công. Vài tháng sau Lu sẽ ngâm kíu bản đồ kỹ lưởng hơn, mang theo navigation, và book hotel ngay trong khu vực rừng rịu vang đó. Có thế mới thông thả đi khám điền thổ mỗi ngày.
Post lên tấm hình lần đầu tiên Lu cười đấy, mà là cười lên sự ngu si của chính mình :))
Thứ tư, Lu tà tà ra cảng xem thuyền bè, uống cafe.
Cả nhà xem một xí nhé, thấy thế nào?
Đẹp héng, nhà cửa bao quanh với kiến trúc cổ xưa, nhìn lãng mạng lắm.
Cảng Nice được xây dựng vào năm 1745, đây là cảng đầu tiên được xây dựng chắc chắn bằng xi-măng ở Pháp. Thú câu cá ngày xưa rất nhộn nhịp ở cảng, nhưng nay số lượng người đi câu đã giảm đi nhiều.
Dọc bến cảng dân chúng tản bộ dắt cún đi cũng hơi bị nhiều, nhưng cún ở đây có giáo dục nên không làm bẩn đường phố như ở Paris.
Cả nhà có thể đi dạo mà ngẩng mặt cao nhìn ngó, không cần phải cúi gầm xuống đất định hướng mìn đâu.
Con Nu đang đứng chình ình trên bến, hứng chí mần cóc...
Chiều hôm chợ vắng, thuyền cũng vắng
Ngã chổng ngã chênh mấy chú nằm
Tênh hênh, tếch hếch, chờ đưa khách
Văng vẵng ơi à tiếng...đò ơiiii!!! =))
Nice là thành phố lớn thứ năm của Pháp. Ảnh hưởng khí hậu của vùng biển Mediterranean, ấm áp, ít mưa, quanh năm có nắng tươi gió mát, đã thu hút mỗi năm gần 4 triệu lượt du khách đến thành phố này.
Đứng thứ hai, sau Paris, Nice là thành phố nổi tiếng với nhiều nhà bảo tàng, những khu vực vườn nho nổi tiếng về rượu vang.
Kiến trúc của Nice sẽ làm cho cả nhà ngạc nhiên, những buidling dọc bờ biển, đồi núi mang kiểu cách uốn éo trang trí rất sắc sảo và lãng mạng của phong cách Belle Eupoque, hay còn gọi là Baroque.
Đa số dân chúng ở chung cư. Đặc biệt nhà bank, văn phòng, nằm trong cùng building nhà dân. Cả nhà có thể đến rút tiền từ những ô cửa nhỏ tần dưới cùng của building, đó là nhà bank.
Ở Mỹ thì khác hẳn, nhà bank là một tòa nhà riêng biệt có bảo vệ riêng, dân Mỹ không để khu vực tiền bạc nằm lẫn trong khu dân cư.
À, đến Nice thì Lu đã học thêm được rằng, nên đổi tiền từ sân bay, nếu không thì có thể đến thẳng những nơi này đổi cho nhân viên nhà bank. Lu đã dại dột đổi ở hotel nên bị chặt mắt tiền lời là $35 dollars cho $300.
Hàaa...vấn đề khổ sở nhất khi lái xe ở Tây là mấy tấm bảng hiệu tên đường cả nhà ạ. Thử zoom hình lên xem thì cả nhà có cảm tưởng sẽ quẹo đi đâu? đường sắp tới là gì? Thú thật Lu vẫn chưa kịp nhìn thì đã phải lái đi ngay, vì xe sau không chịu chờ mình oánh vần.
Bên Mỹ lái xe an toàn hơn nhiều, bảng báo hiệu sẽ show ra từ hơn 1 mile cho mình biết sắp đến đường nào, và tấm bảng to như cái đình, chỉ đúng một tên đường thôi. Nếu đi lạc có thể U turn đi vòng lại, có thể dừng bên đường định hướng.
Ở Tây thì miễn nhé, không có lề đường cho mà đậu để thở đâu cả nhà à.
Cho cả nhà một sự mừng rở đột ngột nha. Nếu sang tây cả nhà có thể lái xe thoái mái lấn đường như bên nhà đấy.
Thấy chưa, dân tây lái xe không cần lane đâu, họ thích thì cứ chặt đầu xe mà đi. Nhưng có điều họ lái rất cứng và không dễ đụng như dân mình ;))
Đây nữa này, nhà cửa hai bên đều bị xe đậu thế đấy. Xe hột mít được ưa chuộng ở đây. Đa số đường xá hẹp té như thế thôi. Dân chúng ở chung cư và di chuyển bằng xe bus hay tàu điện. Trường học cũng như thế này, không có sân rộng.
Lu tự nghĩ, nếu Lu sống ở Tây thì thay vì 9 giờ sáng có mặt tại công ti, Lu sẽ bò tới vào lúc 5 giờ chiều. Lí do, phương tiện ăn ở và di chuyển ở tây quá bất tiện.
Khu phố này nằm ngang con đường dọc bờ biển, the Promenade des Anglais, con đường này Lu gọi là đường nào rồi cũng về La Mã vì nó chạy suốt từ Cannes, Nice, giáp ranh Monaco.
Khu vực này chuyên bán thức ăn đủ loại nhà hàng. Lu đã thấy có một nhà hàng China, Thailand, Mexican, Cambodian, nhưng không thấy Vietnamese.
Nếu có thời gian thì cả nhà có thể đi đến quảng trường Place Masséna, Cathédrale Sainte Réparate, và Musée Chagall, Musée Matisse. Lu chủ yếu đến khu vườn nho nên không đến những nơi này chụp hình.
Con đường này tương đối là có thể thở được một xí vì nó có 2 lanes rộng.
Thèng ku Cam-bốt nói với Lu rằng ở khu vực này không có kiểu cách chợ siêu thị lớn như ở Mỹ, chỉ là những tiệm bán như thế này. Dân tây thì làm việc rất chi là nhàn nhé.
Họ theo quan niệm sống Family-oriented, thích quây quần ăn uống gia đình đông đúc, thời gian họ xử dụng cho gia đình tụ hợp nhiều hơn. Giờ ăn trưa họ có thể uống wine, làng nhàng hơn 2,3 tiếng, ngủ trưa rồi mới làm việc tiếp.
Dân Mỹ ngược lại, với quan niệm sống Business-Oriented, hầu như người Mỹ có mặt ở công việc nhiều hơn, và làm việc nhiều hơn dân tây.
(Tin tức của hắn đã xảy ra từ 20 năm về trước rồi cả nhà ạ. Hắn ở tây lấy vợ đầm trên 15 năm, hắn sang Mỹ đã 20 năm, lúc này hắn 63 tuổi). :))
Những quán cafe dọc vĩa hè rất nhiều...
Ẩm thực của Nice đa số Lu chén rau có trộn olive, dầu, và kèm theo cá Tuna.
Thức ăn không béo quá như ở Mỹ. Có lẽ nhờ thế dân tây có shape gọn gàng hơn dân Mỹ. Thực đơn thấy chủ yếu là thịt Lamb, fish, beef, rau trộn.
Cafe của Pháp thì đúng là ngon vật, Lu uống một lúc 2 ly vẫn chưa có ép phê gì.
À, nếu cả nhà có dịp sang cảng Nice thì nhớ chén món này nhé. Gọi là nghêu hấp vang trắng, ngon vật vã. Tuy thấy nó nhỏ con thế mờ béo và thơm mùi biển.
Giá một suất chỉ có 13.50 EU thôi, nhưng nhà hàng đưa ra một tô bự thế này nè. Lu chén chỉ phân nữa là bỏ ngang vì ăn không hết. Thôi tạm ngưng ở đây héng.
