Thời văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất đồ dùng như rìu lưởi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), hay núi Voi (Yên Bái), luôn gặp một loại trùng hình dài. Có nơi chúng được khắc cặp đôi, có thể là đang giao cấu, úp chân vào nhau, khi dán sát lại, khi cuộn tròn thành hai vòng tiếp giáp như hình cặp cá ngựa. Người ta còn thấy hình thuyền trên chiếc trống và thạp đồng luôn thể hiện nhìn nghiêng, uốn công phảng phất dáng dấp con rắn. Đây có thể là hình dạng gợi nên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, còn gọi Giao Long.
Sự tích Lạc Long Quân là sản phẩm tưởng tượng tiêu biểu cho niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc. Lạc Long Quân được coi là tổ tiên của người Việt. Theo tương truyền, Lạc Long Quân có một thân mình rồng, do đó dân ta vẫn tự nhận mình là CON RỒNG CHÁU TIÊN.
Từ ngàn xưa dân Việt ta sống chủ yếu thiên về nông nghiệp. Luôn mong mõi được mưa thuận gió hòa cho việc cày cấy, do đó đã sản sinh ra niềm tin vào những vị thần thiên nhiên. Hai vị thần mưa và nước được coi trọng vào thời kỳ này. Trong trí tưởng tượng của dân ta thì hai vị thần này có thân hình con rồng lớn, và tính khí thất thường. Khi thì đem lại mùa màng tươi tốt, nhưng có lúc gây mưa gió ngập lụt khủng khiếp. Ngày xưa người dân tin rằng tai họa hay hạnh phúc của họ đều tùy thuộc vào hai vị thần này. Đây cũng là một ý nghĩa quan trọng trong hình tượng con rồng. Nó phản ánh ước mơ được mưa thuận nước đủ, được mùa màng ấm no.
RỒNG ĐỜI LÝ Nếu có dịp tìm xem lại những điêu khắc hay vẽ rồng của Thăng Long (Hà Nội), Phật tích và Dạm (Bắc Ninh), Chương Sơn (Nam Ðịnh) và Long Đọi (Hàn Nam) hay Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), ta sẽ nhận ra rằng cho dù thể hiện dưới hình dạng nào thì con rồng thời này đều có chung một kiểu dáng. Người ta gọi đó là con "rồng giun", có đầy đủ chi tiết của đầu và chân, đôi khi lại có vẩy và dài cả mét.
Người ta cho rằng con rồng Việt thực chất nhìn giống hình dạng con rắn hơn. Dân ta đã gán thêm nhiều chi tiết của các con vật khác vào nó, để thể hiện thêm được đầy đủ ý nguyện của mình.
Cũng có người đã đặt tên cho hình dạng con rồng Việt là "rồng rắn" hay còn gọi là "long xã". Một trò chơi ngày nay vẫn được mọi người nhớ tới đó là trò "rồng rắn đi xin thuốc" của trẻ em.
Trước và cùng thời với con "rồng rắn" Việt Nam, ở phương Bắc, nghệ thuật Trung Quốc đã tồn tại hình tượng con rồng. Khi đi tham quan Viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, cả nhà sẽ được đọc câu hỏi, "hãy so sánh giữa rồng Việt với rồng Hán, rồng Tống và rồng Đường?" Câu trả lời là đây : ở Trung Quốc, rồng thời Hán có miệng dài, rộng, có vòi, khớp chân cứng. Rồng thời Đường phương phi mụ mẫm. Từ thời Tống trở đi, con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây, và phát triển đầy đủ các thành phần vây, vẫy, sừng, bờm, mặt dử tợn có dáng vẻ đe dọa.
RỐNG HÁN, RỒNG TỐNG VÀ RỒNG ĐƯỜNG
Từ ngàn xưa dân Việt ta sống chủ yếu thiên về nông nghiệp. Luôn mong mõi được mưa thuận gió hòa cho việc cày cấy, do đó đã sản sinh ra niềm tin vào những vị thần thiên nhiên. Hai vị thần mưa và nước được coi trọng vào thời kỳ này. Trong trí tưởng tượng của dân ta thì hai vị thần này có thân hình con rồng lớn, và tính khí thất thường. Khi thì đem lại mùa màng tươi tốt, nhưng có lúc gây mưa gió ngập lụt khủng khiếp. Ngày xưa người dân tin rằng tai họa hay hạnh phúc của họ đều tùy thuộc vào hai vị thần này. Đây cũng là một ý nghĩa quan trọng trong hình tượng con rồng. Nó phản ánh ước mơ được mưa thuận nước đủ, được mùa màng ấm no.
Chưa có một tài liệu cụ thể nào mô tả rõ về hình dạng con rồng Việt Nam trong những năm đầu của kỷ nguyên độc lập (thế kỷ thứ 10). Nhưng từ thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, con rồng được coi là đỉnh cao của mỹ thuật Việt Nam. Suổt triều đại này, con rồng luôn được thể hiện với tính cách rất độc đáo, rất riêng biệt.
RỒNG ĐỜI LÝ
Người ta cho rằng con rồng Việt thực chất nhìn giống hình dạng con rắn hơn. Dân ta đã gán thêm nhiều chi tiết của các con vật khác vào nó, để thể hiện thêm được đầy đủ ý nguyện của mình.
Cũng có người đã đặt tên cho hình dạng con rồng Việt là "rồng rắn" hay còn gọi là "long xã". Một trò chơi ngày nay vẫn được mọi người nhớ tới đó là trò "rồng rắn đi xin thuốc" của trẻ em.
Trước và cùng thời với con "rồng rắn" Việt Nam, ở phương Bắc, nghệ thuật Trung Quốc đã tồn tại hình tượng con rồng. Khi đi tham quan Viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, cả nhà sẽ được đọc câu hỏi, "hãy so sánh giữa rồng Việt với rồng Hán, rồng Tống và rồng Đường?" Câu trả lời là đây : ở Trung Quốc, rồng thời Hán có miệng dài, rộng, có vòi, khớp chân cứng. Rồng thời Đường phương phi mụ mẫm. Từ thời Tống trở đi, con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây, và phát triển đầy đủ các thành phần vây, vẫy, sừng, bờm, mặt dử tợn có dáng vẻ đe dọa.
RỐNG HÁN, RỒNG TỐNG VÀ RỒNG ĐƯỜNG
Ở con rồng Việt thời Lý, ta thấy đó là một hình tượng nghệ thuật thật hoàn chỉnh và chặt chẻ, luôn đi theo một hình dạng chung là mình tròn trặn. Con nhỏ thì nhẵn nhụi, con to thì có vẩy, thoăn thoắt lượn uốn khúc cong thắt túi nhỏ dần về phía đuôi rất tự nhiên và thanh tú với dáng dấp của con rắn. Cộng thêm nhiều chi tiết của các con vật khác.
Đặc biệt đầu rồng thời Lý không thể nhầm lẫn với bất cứ bất cứ đầu một con rồng nào khác. Mào, mũi, và bờm là những thành phần về cơ thể được cấu tạo rất sinh động. Mào thoát ra từ môi trên có đường sống quyện với răng nanh xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa. Bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng. và bay lướt tựa lá cờ được gió. Mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp chồng lên nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn nước, cùng với văn dạng xoắn ốc ngược chiều hình chử S (ta thường thấy hoa văn này trên mặt trống thời kỳ đồ đồng) là cái dấu hy vọng về mây về mưa, mà ông cha ta ngày xưa sống về nghề nông cày cuốc luôn mong ước.
Bản thân con rồng đã được cấu tạo bởi những thành phần uốn lượn sinh động từ to đến nhỏ, nó lại tung hoành giữa những đám mây cũng lượn sóng nhẹ nhàng như thế. Căn cứ theo kiểu văn dạng ấy thì đây chính là cổ tự của chử "lôi", một ký hiệu của các hiện tượng mưa, gió, sấm, chớp. Về ngôn ngữ học, không phải ngẫu nhiên mà các từ cơ bản, "con rồng", "cơn dông", "dòng sông"...lại cùng có âm "ông" và có quan hệ bà con. Ta có thể suy luận thế này, con rồng là hình ảnh của cơn dông (cơn mưa về mùa hè có sấm chớp). Mưa dông làm cho nước sông đầy.
Con rồng thời Lý rõ ràng là sự sáng tạo độc lập theo trí tuệ của nghệ nhân Việt Nam. Nó thể hiện tâm hồn, ước mơ và nguyện vọng của dân tộc ta, mang đậm những sắc thái Việt Nam rất riêng biệt, và đóng một vài trò quan trọng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời bấy giờ. Sách sử gọi đây là thời kỳ đỉnh cao của mỹ thuật, vì con rồng Việt Nam đầu tiên chính thức đăng ký vào nghệ thuật tạo hình dân tộc và danh bạ Việt Nam chính là con rồng thời Lý.
Thêm một vài thông tin cho làng trên cùng xóm dưới ai có hứng muốn sưu tầm đồ cổ đây.
Sang đến đời Trần thì con rồng được ở những tư thế tự do hơn, mất dần đi cái mào và chử S, nhưng lại thêm sừng, tai, và mũi thú, dáng hình thô hơn. Thêm một chi tiết nữa đó là cảm nhận rồng bắt nguồn từ rắn của dân ta được cho thêm vào bằng những ổ rắn trang trí chung quanh rồng vào đời Trần.
RỒNG THỜI TRẦN
RỒNG THỜI LÊ
Nếu rồng ở thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XV) thường là rồng đơn hoặc rồng đôi, tư thế chung nghiêm túc, đường bệ, thì từ thời Mạc rồng trên bia đá vẫn đỉnh đạc, nhưng rồng trang trí trên gỗ ở các đình làng thường là rồng đàn, rồng ổ, nó hòa đồng với nhiều con thú bình dị khác. Thậm chí có cả hình ảnh con gái ngồi cởi trên lưng hoặc lên đầu. Có sách sử cho rằng đây là dấu hiệu bắt đầu suy tàn của thời kỳ phong kiến khi mà hình ảnh rồng (vua) đã không còn được nghiêm trang uy nghi nữa.
Nếu rồng ở thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XV) thường là rồng đơn hoặc rồng đôi, tư thế chung nghiêm túc, đường bệ, thì từ thời Mạc rồng trên bia đá vẫn đỉnh đạc, nhưng rồng trang trí trên gỗ ở các đình làng thường là rồng đàn, rồng ổ, nó hòa đồng với nhiều con thú bình dị khác. Thậm chí có cả hình ảnh con gái ngồi cởi trên lưng hoặc lên đầu. Có sách sử cho rằng đây là dấu hiệu bắt đầu suy tàn của thời kỳ phong kiến khi mà hình ảnh rồng (vua) đã không còn được nghiêm trang uy nghi nữa.
RỒNG THỜI MẠC (RỒNG BIẾN CÁCH CHEN HOA CHEN LÁ)
Đến thế kỷ XVIII- XIX vào giai đoạn mạt kỳ phong kiến, con rồng chỉ còn được diển tã dưới dạng cây hóa, mây hóa nặng tính trang trí và đi kèm thành bộ tứ linh với phượng, lân, rùa. Và cuối cùng khi phong kiến đã tàn tạ, trở nên khủng hoảng trầm trọng vì chẳng những oánh một tiếng trống Trạng Quỳnh vẽ được mươi con rồng...đất, mà dân gian còn có câu vè "đứng lại làm chi cho mất công, vừa đi vừa đái vẽ lên rồng!":D
Hà hà...một chút ít thông tin về rồng cho cả nhà tham khảo để mua đồ cổ theo đúng đời, và đúng giá không bị lừa mua nhầm đồ giả. Có gì chưa đúng cả nhà bổ túc vào thêm cho Lu hoàn tất bài này để làm mần tài liệu. Bi giờ xì-tốp chuyện con rồng heng, Lu mò mẫm tiếp tới xì-tai chùa Bái Đính xong sẽ tám sau.
source : VIETNAMESE HISTORY, SAN JOSE LIBRARY
Ảnh hưởng Tàu rõ rệt. Cơ mừ rồng Việt lành và uốn éo quá so với tư thế của bậc quân vương :-P
ReplyDelete@ Ti Ti : không nên nói thế Ti Ti à. Nên tìm hiểu kỹ để biết rằng mình cũng có văn hóa riêng của mình. Rồng nào cũng là rồng và có nhiều ở các nước khác chứ ko riêng vì Tàu. Cũng như con người thì ở trên thế giới đâu cũng là con người chỉ khác nhau màu da. Điều này ko nói lên được người da đen ãnh hưởng người da đỏ . hay người da trắng ảnh hưởng người da vàng. Nếu cứ chăm chăm nói văn hóa mình ko có sáng tạo ko có độc lập vfa mình ko cố tìm nguồn gốc nó kĩ thì văn hóa của mình sẽ bị mất đi. Phải chứng mính nó là của mình Ti Ti ơi. Lu ko thấy điểm nào là Tàu ở đây cả. Nếu Ti Ti có học kĩ về mỹ thuật và lịch sử art thì sẽ hiều cho dù là một chi tiết khác biệt nhỏ cũng đủ chứng minh nó là độc lập và khác biệt. Ko nên để tư tưởng bị đô hộ áp đặt mãi lên mình thì mình sẽ ko muốn bảo tồn cái mà bao nhiêu năm ông bà mình cố gắng tạo dựng nên. Lu hi vọng mọi người đọc lại kỹ để thấy ko có gì là TÀU ở đây cả.
ReplyDeleteThì mình cũng là dân ngâm cứu mà ra đây Lu ơi. Nhưng mình học ngâm cứu nhạc, càng học càng thấy mình giống Tàu . Tất nhiên thổ nhưỡng khác nên nó sẽ ra sản phẩm hơi khác chứ làm sao giống tăm phần tăm được. Nhưng điều tiếc nhất không phải là giống, mà là cái giống của mình lại kém hoành tráng, kém tinh tế, và kém sâu sắc so với mẫu gốc í Lu à. Nhật và Hàn QUôcs cũng giống Tàu nhưng có bị kém tắm như mình đâu.
ReplyDeleteViệc nhìn thấy rõ bản chất không liên quan gì đến việc sẽ không giữ gìn bảo tồn vốn cổ nhé.
Đừng tự ti như các cụ ngày xưa là sản phẩm sẽ lại hoành tráng nhé :-)
Càng không phải là tư tưởng bị đô hộ, vì nếu có tư tưởng đó, mình đã dạy dỗ Tí theo kiểu tuân lệnh, phục tùng, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, làm gì có đc Tí siêu quậy như hôm nay :-D
hì hì, Ti Ti lẫm xì cầm roài, đeo kiếng vào nhìn kĩ con rồng gốc và bài viết của Lu đê =)) (just kidding)
ReplyDelete...con rồng gốc nó như con lăng quăng nhỏ xí và xấu bắt chết luôn (gọi là Giao Long), nhưng Lu ko dám chê vì dù sao đó cũng là ông cố tổ của chúng ta. So sánh với con rồng đời sau thì nó làm sao mừ tinh tế mí lại hoành tráng bằng chứ Ti Ti? he he :))
...thật ra lịch sử art phải chuyên nghành học thì mới 8 chính xác được. Đây là chuyên ngành học của Lu, nên Lu ko thể nhìn dáng mà bắt hình dong, cái gì cũng phải có chứng cứ, ngày tháng và hình ảnh cụ thể. Lịch sử là ko thể nói đùa được. Những gì Lu chép trong entry là tài liệu của viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội. Lu có tham khảo thêm sách giáo khoa sử bên thư viện Mỹ, thì thấy mí kụ ở viện bảo tàng nói ko sai.
Nếu nói về tinh tế thì con rồng của ta điêu khắc ẽo lã và tinh tế hơn rồng tàu ấy chứ Ti Ti? bài viết phân tích ý nghĩa con rồng Việt dựa vào niềm tin thần mưa, thần nước cho cày cấy chứ nó ko dính dáng gì đến hoành mí lại tráng cả Ti Ti ơi. Tìm hiểu lịch sử Art hay coi tranh là ko nên chỉ nhìn rồi phán cái này giống hay ko giống, hay màu sắc tươi hay ko tươi là đủ đâu. Nó còn xét đến ý nghĩa của những điều mà nghệ nhân dấu trong tác phẫm của mình nữa chứ.
Lu chỉ tám về con rồng Việt thôi chứ ko care đến rồng Tàu hay rồng Nhật, rồng Đại Hàn. Nếu nói nguyên mẫu rồng thì có lẽ lại phải bỏ ra thời gian đi tìm hiểu xuất xứ của rồng Tàu là hình dạng ra sao? rồi rồng mí xứ khác ra sao, rồi mới mang tất cả chúng nó lại so với nhau. Đó là đại hội rồng tàng thế giới để tìm con rồng cố tổ của chúng nó. Đề tài đó hơi bị lạc theo í tưởng entry của Lu. Có time thì Lu cũng mần, nhưng Lu đang hứng thú tìm hiểu sử nhà trước đã. Lịch sử thế giới Lu học mấy năm nay chán rồi :D
Tất nhiên là Lu rành về mỹ thuật hơn mình nhưng Lu đừng nghĩ ai cũng nói mò. Lu cứ tìm là sẽ search ngay ra chứng cứ những con rồng Tàu nó hoành tráng, cầu kỳ và dữ tợn dư lào thôi mà :-D Mình nói rồng VIệt không tinh tế bằng là không chỉ nói đến đường nét mà còn là tư tưởng của biểu tượng rồng. Tượng chưng cho vua chúa mà quá uốn éo là rất vô đạo Lu có biết không? Còn thế nào là đạo thì lại phải tra ti tỉ thứ sách nữa đới :-D Mỹ thuật không chỉ để làm đẹp phỏng ạ :-D
ReplyDeleteĐể tránh hiểu lầm, cần nói rõ thêm là ko phải nói như vậy là mình ko yêu con rồng Việt nhé. Thậm chí nếu bảo xây chùa chiền mà tạo hình rồng không giống rồng Việt là mình phản đối kịch liệt.
ReplyDeleteMình chỉ không thấy nó uy nghi bằng rồng Tàu thôi và ước gì mai sau, dân tộc mình sẽ có ngày có những biểu tượng thể hiện tinh thần uy vũ như thế. May ra mới mở mày mở mặt với thế giới được :-)
haizzz...giải thích thế này thì Ti Ti phải đi học lại sử Việt thì mới truyền tải đúng được ý nghĩa rồi. Ha ha
ReplyDelete...đã bảo đọc lại bài viết của Lu mà ko chịu đọc nhá. Xuất xứ của rồng ko là biểu tượng cho vua chúa gì cả. Nó chỉ là tượng trưng cho các thần chuyên về mùa màng vì dân ta sống bằng nghề nông. Cũng như người Ấn họ tin vào vũ trụ bao la như là một đấng tối cao, thì ông cha ta ngày xưa xem các thần nước, thần mưa như là đấng tối cao mang lại hạnh phúc ấm no cho dân. Các bậc phong kiến dựa vào tín ngưỡng này mà gán ghép nó vào uy quyền, đời sống của họ để ủy mị dân. Một thí dụ điển hình đó là, trong suốt thời Lý, sử luôn chép rồng vàng hiện nhiều lần và tập trung nhất là ở chỗ vua ở hoặc đi qua. Lí do đơn giản là chỉ muốn thống nhất nhân tâm, đề cao nhà vua thôi Ti Ti ơi. Hình như Ti Ti đã học lộn lịch sử Tàu rồi nên cái gì cũng Tàu cả. Xem mấy tranh dân gian người cởi rồng hay nói trắng hơn và gái đè đầu rồng thì hiểu được khái niệm "đạo" trong lịch sử Viêt Nam héng :D.
Cứ theo quan niệm này của Ti Ti, sau này lở con Lu nó cũng lầm lẫn nòi giống hỏi dại Lu một câu, "mẹ ơi con là Tàu hay Việt?" thì bố nó mang Lu ra mà xử bắn vì tội ngoại tình đới =))
còn vấn đề Ti Ti nói xây chùa chiền mà ko đúng rồng Việt thì sẽ phản đối kịch liệt. Hì hì, Lu ko nghĩ là Ti Ti sẽ phản đối đâu, vì cho tới nay (trước khi có bài phân tít về rổng của Nu) Ti Ti vẫn chưa phân biệt ra được đâu là rồng nhà và đâu là rồng thiên hạ cơ mà. Bi giờ thì biết rồi héng :D
ReplyDeleteOài, oai. Lu mà cũng nghĩ thế a? Cho gái cưỡi cổ rồng mới ra nước Việt thấp cổ bé họng, luân thường đạo lý bị lộn cổ tùng phèo như ngày nay Lu à. Đáng buồn là dân ta cho thế là hay. Xí hổ lắm í :-(
ReplyDeleteMình đã bảo là mình ko rành mỹ thuật bằng Lu nhưng mình cũng được học mỹ thuật cổ Việt nam 2 năm đại học đới :-D, còn được đi thăm gần hết các loại chùa cổ ở xung quanh Hà nội đới Lu à :-D
ReplyDeletecái quý nhất là nền tảng cơ bản, có được nên cố gắng gìn giử đừng làm nó mất đi hay thay đổi Ti Ti nhá.
ReplyDeleteLu hơi cực đoan ròi. Nền tảng cơ bản rất cần thiết, cũng như cái nhà phải có móng thì mới nghĩ đến việc xây gì trên cái nền đó. Nhưng chúng ta ko nên chỉ dừng lại, thỏa mãn với cái móng thấp tẹt đó. Mình nghĩ, người Việt thừa trí tuệ để nghĩ ra nhiều thứ hay ho chẳng kém gì Tàu, Nhật, nhưng điều khiến họ trở nên kém thành công nhất chính là một cuộc sống mất tôn ti trật tự và tầm nhìn không quá cái mũi của mình.
ReplyDeleteThực ra, những gì Lu sưu tầm được chính là một thời mỹ thuật thịnh vượng của dân tộc này. Nhưng thịnh vượng nhất cũng chỉ đạt trình độ coi trời bằng vung của những cá thể nhỏ lẻ, khéo tay hay làm, không phải sự thịnh vượng của một hệ tư duy ngăn nắp, trên dưới một lòng - nguyên tắc của một xã hội phát triển, văn minh.
Nói thế không có nghĩa là mình coi thường mỹ thuật cổ Việt Nam. Mỗi nền nghệ thuật có giá trị riêng biệt nhưng nhìn thấy nhận nó rõ ràng và minh triết, ta sẽ xây dựng cho mình hướng đi mạch lạc và đúng đắn hơn.
Thôi ko tranh luận nữa héng, vì Ti Ti đã out of topic rồi. Ở đây Lu chỉ là tìm hiểu về lịch sử nước nhà. Lu cần hiểu đúng là đủ, để biết rằng mình là ngưởi VIỆT và mình cũng có nền văn hóa đáng trân trọng. Mình phải hãnh diện vì nó đã được cả thế giới công nhận là độc đáo. Cái gì của ông cha nên trân trọng đừng có coi nó là kém phẫm chất hay "đồ nhà ko hay bằng đồ người". Mình ko hãnh diện mình là người VIÊT NAM, và có một nền văn hóa đáng được coi trọng thì cho dù mình sống ở đâu hay đi tận đâu có làm gì nữa thì cũng sẽ lạc loài mất phương hướng. Cái gốc cái cội là cái đáng gìn giử. Của người có hay hơn cũng mặc kệ vì đó là của người, đừng vọng ngoại mà quên đi cái của cha của mẹ dày công tạo ra. Phải hiểu đúng và trân trộng nó thì mình mới truyền lại cho thế hệ sao í thức đúng được. Còn nói về sự phát triển vươn theo đà tiến bộ xã hội thì Lu nghĩ có rất nhiều người VN đã làm được. Họ đã thành công trong cũng như ngoài nước. Đặc biệt là kiều bào nước ngoài, tuy thành công nhờ vào nền học vấn vay mượn xứ người, nhưng khi nói về văn hóa VN thì họ vẫn trân trọng và cho rằng nó có giá trị ko gì thay thế được trong lòng họ. Họ ko chê cha mẹ già nhà quê, họ cũng ko muốn thay đổi đi sự quê mùa mộc mạc đó. Muốn bay cao muốn vươn xa thì điều đầu tiên ta cần biết "cái gốc" của ta là ở đâu, để một ngày bay mệt ta lại biết điểm xuất phát mà quay về. Nếu ko "có gốc" thì đời ta sẽ khốn khổ lắm, và cái thế hệ ta vác theo sau sẽ mất phương hướng như ta thôi. Thôi xì tốp héng, bởi vì 8 tới vấn đề phát triển pha học kĩ thuật tiên tiến thì...hà hà...lĩnh vực này Lu hơi bị đĩ mồm hơn cả 8 cái văn hóa nhà của mình đới. Nhưng thôi bi giờ mõi tay rồi Lu ko 8 nữa :D
ReplyDeleteMình không out of topic. Chúng ta ko cần tranh luận về việc giữ hay không giữ gốc. Vì một trong những điều không nên mình bên anh C là Mất gốc ròi còn gì. Chúng ta đang ngâm cứu cái gốc này đẹp xấu ra sao thôi Lu à :-D
ReplyDeleteWow...đọc bài viết đã thú vị, đọc cmt của hai tỉ càng thú vị hơn!!! :D
ReplyDelete@ VL : he he...tranh lựng để bảo vệ topic là một trong những phần sinh viên phải làm cho tốt khi thuyết trình về bài viết của mình trước vả trăm sinh viên Mỹ khác đó VL. Chúng nó quây và phản pháo còn kinh hơn thế này nữa cơ. Chưa kể tới giáo viên bắt bẽ mình xem có vững í khi viết bài ko nữa chứ. Lu quen thế rồi, nhất là về đề tài dân tộc học thì chơi tới bến :D
ReplyDeleteso sorry nếu như trong phần tranh lựng Lu hơi cứng miệng héng. Lu hơi bị tật xấu là dân tộc tính quá nên chạm đến đề tài Vietnamese là Lu ít có nhẹ nhàng được. Ngay cả trong làm việc nếu tụi Mỹ hay Ấn mà cà chớn đụng chạm Việt Nam thì Lu cũng cho nó đi ra cửa ngay. Bà boss Ấn Độ còn phải sợ cái tật cà chớn này của Lu nên rất chi là sorry nếu Lu lở cứng lòng quá khi tranh lựng :D
ReplyDeleteWhoa! Bi gio moi dung la Lu Lu ban linh day minh ma minh tung bit ne :-D
ReplyDeleteBTW, chuc mung entry nhieu comments nhat cua Lu :-)
Chào Lu! Anh cám ơn Blogger Lu đã cho anh hiểu thêm về Rồng Việt Nam.
ReplyDeleteQuả thực anh không ngờ là một Việt Kiều trẻ như em lại hiểu sâu sắc về dân tộc như thế, trong khi anh sống ở trong nước mà lại không để ý nhiều, thật có lỗi với tổ tiên quá.
Chúc em hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Nguyễn Hoàng
Đọc xong bài và các cmt đã add trang này vô Bookmarks. Cảm ơn tất cả:)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete