Sunday, November 14, 2010

SYMPHONY (2)

PAPA HAYND
Nếu như gọi Bach là mẹ đẻ cưu mang hình hài ban đầu của dòng nhạc giao hưởng, thì ta có thể xem Joseph Haydn là người cha đã có công nuôi lớn và hình thành nên nó.

Nhà soạn nhạc người Áo này như một người thợ xây tận tâm, đã mang lại cho căn nhà nhạc giao hưởng một phong cách định hình mới và rõ nét.

Franz Joseph Haydn (1732-1809) là người đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của nền âm nhạc giao hưởng thế giới. Hiếm có một nhà soạn nhạc nào, vào đầu thế kĩ 18, lại có thể sánh vai cùng Haydn trong việc kiên trì theo đuổi dòng nhạc này.

Gần nửa thế kỷ sáng tác, Haydn đã tạo nên 106 bản nhạc giao hưởng mang đầy tính đa dạng của thể loại classical. Phong cách sáng tác của Haydn vào những năm đầu sự nghiệp (1766) hơi bị gò bó, không có sự thoát thai từ những cảm hứng riêng. Vì ông đã viết theo ý thích của những người bảo trợ (patron), viết như một cái nghề để sinh tồn.

Mãi cho đến 15 năm cuối đời, khi đã nổi tiếng và đủ sức đứng riêng không còn lệ thuộc vào những nhóm đỡ đầu, những bản nhạc giao hưởng của ông mới thực sự mang dấu ấn của riêng của mình. Ông đã viết hàng loạt Masses, Sonatas, Trios, Divertimenti, etc.

Haydn có lối hòa âm mang tính dè dặt và cẩn thận trong việc chọn âm bậc mở đầu cho bài nhạc. Có thể thấy thí dụ khi so sánh về những bộ tứ âm vực của piano trong những bản Sonatas.

Bass, horns, trumpets, là những âm điệu được nhấn mạnh làm nền cho những bài giao hưởng của ông. Có nhiều sự đánh giá cho rằng, phong cách sáng tác của Haydn có phần nào gợi ý cho nhiều nhà soạn nhạc thế kỷ 19 rập khuôn theo.

Năm 1795, sự ra đời của Symphony No. 104 in D major “London”: III. Menuetto (Allgero) & Trio, đã đánh dấu sự chín mùi trong phong cách sáng tác của Haydn. Nó cũng góp phần khẳng định vị trí hàng đầu của ông, so sánh với những nhà soạn nhạc khác ở vào thế kỷ 18.

Vẫn với lối cẩn thận trong cách hòa âm, ông đã giử một âm điệu chính đi xuyên suốt bài nhạc. Tiết tấu nhạc khiêu vũ (folk-dance) vẫn là nền chính, chỉ thay đổi nhanh chậm theo từng khúc trung chuyển.







4 comments:

  1. Anh copy bài này làm tư liệu cho anh nhé! Xem xong hiểu biết rất nhiều em ạ!

    ReplyDelete
  2. Ên-tri này dữ dằn và bổ,Thanks cho chút wise miễn phí! :)

    ReplyDelete
  3. Đúng ròi, Haydn không những là cha đẻ của thể loại Symphony ( chỉ sáng tác trước Mozart có 6, 7 năm thôi nhưng mà vẫn là người đi trước) mà còn là người sáng lập ra thể loại tứ tấu đàn dây. Bắt đầu từ những tác phẩm của ông, người ta lấy Symphony là thể loại âm nhạc chính trong các buổi lễ trang trọng nhất :-)

    ReplyDelete
  4. @ Cả nhà : anh Thụy và CNC cứ thoải mái tham khảo ko cần phải áy náy heng, vì Lu cũng lấy free từ sách của thư viện trường để viết bài homework thôi. Lần này post lại sẽ đi từ thế kỷ 18 sang đến 20, lấy cơ bản nhạc cổ điển làm nền xong sẽ mổ xẻ đến nhạc Mỹ đen, Mỹ đỏ, roài về đến nhạc dân da vàng --> dân ca ba miền...hè hè ;))

    ReplyDelete