Tối qua, Lu chụp được mấy tấm hình đặc biệt.
Có một thèng ku ngồi xe lăn bất động trước hồ bơi. Hắn ngồi yên lặng nhìn nước văng tung tóe, nhìn mọi người lượn lờ như con rái cá.
Đột nhiên, hắn lột phắt cái áo đang mặc trên người. Nhưng, chỉ lột trần thế thôi rồi hắn lại ngồi bất động...
Có những điều rất bình thường với người này, nhưng nó lại là cái khó cho người khác.
Thèng ku bị tật nguyền hai chân, không đi được. Nhưng, nhìn thái độ của hắn Lu biết vài hôm nữa có thể dưới hồ sẽ có người cố gắng tập bơi, chỉ với hai cánh tay còn lại.
Lu thường kiêu ngạo về tính kiên trì của Lu, nhưng có những lúc Lu thấy mình chẳng là cái đinh gì cả trước những người như thèng ku này.
À, còn nữa chứ, khả năng dám thử lửa của Lu nó cũng bị xí hổ khi Lu học lớp lịch sử thế giới. Lúc đó, Lu ngồi cạnh một cô gái, cô tật nguyền ngồi xe lăn. Không nói được và không tự đi đứng được, nhưng cô không bỏ một giờ học nào cả.
Và còn có luôn một thèng ku Mỹ trắng trong công ti của Lu, có tật đi xiêu vẹo trên hai chân bị tê liệt từ bé. Lần nào công ti phát thưởng khen ngợi nhân viên, hắn luôn là người được xướng tên.
Tàn nhưng không tật cả nhà nhỉ?
Bác Hồ nói rồi: Tàn nhưng không phế.
ReplyDeleteTÀN NHƯNG KHÔNG Ế nữa cơ, đáng gờm chưa.
ReplyDeleteAnh Cường: giật mình đọc còm của anh. hihihi...tư tưởng Hồ Chí Minh sang tận Mỹ.
ReplyDeleteLu: uh, có nhiều khi Phụng thấy sao có nhiều người cha mẹ sinh ra đủ tứ chi, trí não phát triển bình thường mà cứ thích sống bám vào xã hội, và người khác: mấy người giả bệnh tật để ăn tiền bệnh, giả điên để nhà nước nuôi,.....nhìn mấy người đó thấy tiếc cho họ khi tạo hóa cho họ quá nhiều thứ mà họ không biết sử dụng.
Lu , gắng theo chộp tiếp phút xuất thần của anh ta nha Lu, em giỏi lắm, nhỏ em biết cảm với những gì xung quanh mình:)
ReplyDeleteanh Cường : đồng í với anh bác Hồ nói câu này chuẩn không chỉnh. Thực tế cho thấy rằng, nếu có được ý chí muốn san bằng cả bầu trời này, thì sẽ có khả năng thách thức số phận và thách thức cả thời gian ;))
ReplyDeleteMC3 : hị hị, anh Mờ Cờ đang tự quảng cáo mình là "tàn nhưng không ế" kìa :))
ReplyDeletePhụng : đừng vội chê họ là dở nhe. Muốn sống bám thì phải biết dẹp đi cái tôi, cái danh dự và tự ái của mình đấy Phụng à. Hi sinh nặng nề lắm à ;))
ReplyDeleteBebo : em có máu sì lốc hôm mờ chị. Khi thấy cái gì là lạ thì em sẽ để ý quan sát để tìm ra chân tướng ;))
ReplyDeleteMình rất phục những người có nghị lực như thế. Nhìn họ, thấy mình còn phải cố gắng hơn :-)
ReplyDeleteLana nghĩ đơn giản: quan trọng là ý chí và cách nhìn c/s tích cực (attitude) được gien, cha mẹ, môi trường nuôi dưỡng, cài đặt. Có được điều đó rồi con người ta naturally sẽ nghị lực hơn khi rơi vào nghịch cảnh.
ReplyDeleteĐôi khi người ta cũng mong đừng rơi vào gập gềnh để phải nghị lực :(
Người khuyết tật vượt khó để thành công luôn là tấm gương dũng cảm đương đầu, hy sinh vô bờ bến. Câu chuyện về họ lúc nào cũng làm anh cảm động.
ReplyDeleteuh, mấy người mà dẹp được lòng tự trọng đó phải đáng cấp cho cái giấy khen đeo trước ngực nữa.
ReplyDeleteTrong trường P có nhiều người khuyết tật đi học lắm. LU thấy họ được đối xử tốt k? Nhà nước quan tâm đến cả chuyện họ đi toilet cũng có chổ riêng nữa, nói chung cái gì cũng tạo điều kiện thuận lợi đến mức tốt nhứt mà nhà nước có thể. Những người khuyết tật ở Mỹ xem ra không phải là người mang nhiều bất hạnh như người khuyết tật ở VN.
Cứ mỗi khi nhìn thấy họ lại liên tưởng đến những người VN yêu thương, họ không được xã hội quan tâm đã đành còn phải làm nhiều việc nặng nhọc để nuôi bản thân. Thôi, không nói nữa, nói càng thêm buồn và xót.
Lana : uhm, đúng là con cái hình thành nhân cách từ cha mẹ, 30% là tự bản chất của đứa trẻ. 30% là ảnh hưởng của xã hội, bạn bè. 40% còn là từ lối sống của cha mẹ ảnh hưởng lên đứa con. Từ bé chúng nó khuynh hướng quan sát bố mẹ sao thì chúng nó theo như thế. Bố mẹ ko quan tâm thì 40% đó sẽ nghiêng về xã hội và bạn bè...phát triển lệch lạc là điều ko tránh khỏi.
ReplyDeleteanh Thụy : đúng là họ có nghị lực kinh khủng thật anh ha. Vượt qua được tâm lí mình đã phế thãi, họ đáng được tâm lí mình đã phế thãi, họ đáng được khâm phục.
ReplyDeletePhụng : người tàn tật ở Mỹ được care ở mức tối đa nhất mà. Khi Lu học thiết kế nội thất, lúc vẽ bản vẽ cho một building thì thầy cô đòi hỏi phải luôn dành một lối đi đặc biệt cho người tàn tật. Design restroom phải luôn nhớ dành riêng một room cho họ nữa. Đứa nào nộp bản vẽ thiếu chi tiết này là bị ăn trứng ngỗng.
ReplyDelete