WOLFGANG GOTTLIED MOZART
Vào một đêm tháng giêng năm 1756 tại thành phố Salzburg, Austria, có một đứa bé vàng đã ra đời.
Mười giờ sáng ngày hôm sau, người chồng Leopold Mozart cùng vợ Anna Maria, đã mang đứa bé ấy đến nhà thờ cho cha đạo rửa tội. Họ đã chọn một cái tên thật dài cho đứa con, "Joannes Chryostomus Wolfgang Gottlied Mozart".
"Gottlied" có nghĩa là niềm dấu yêu của thượng đế. Đứa bé ấy ngày nay được cả thế giới tôn vinh là một trong những thiên tài âm nhạc của thế kỷ, Wolfgang Amdeus Mozart (1756-1791).
Đứa bé ấy còn vượt xa hơn hai chử thiên tài. Tên Mozart đã gắn liền với những kỳ tích, những điều kỳ diệu, vượt quá khả năng con người. Nhưng, chử tài liền với chử tai một vần, hình như những thiên tài thường hay chết yểu. Cuộc đời họ hầu như không mấy khi được hạnh phúc và may mắn. Mozart chỉ sống vỏn vẹn có 35 năm.
Đời sống ngắn ngũi của thiên tài âm nhạc mà cả Châu Âu đã là sàn chơi của ông ta, và các bậc vua chúa là những vị khán giả trung thành cho những khúc nhạc giao hưởng tuyệt vời nhất thế kỷ ấy, lại khốn khó trong bệnh tật, nghèo đói, kém may mắn, và không có được những khích lệ động viên.
Mozart đã chết trẻ trong sự thiếu thốn, hơn 600 sáng tác xuất sắc của ông hiện nay đang là tài sản của nền âm nhạc giao hưởng thế giới.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ khi còn nằm nôi, Mozart đã được lắng nghe tiếng nhạc. Có thể nói Mozart thức giấc trong âm nhạc và ngủ cũng trong âm nhạc. Cái không khí ông thở chung quanh từ lúc bé đã tràn ngập những âm thanh, của Piano, của Violon, vẵng lại từ phòng khách. Đó là nơi mà người cha, Leopold Mozart, mỗi ngày luyện tập và giảng dạy cho những đứa bé khác trong thành phố Salzburg.
Mặc dù Mozart chưa đến tuổi biết nói, nhưng người cha đã sớm nhận ra đứa con có thể phân biệt được những nốt nhạc nào là dấu giáng (flat) và nốt nào là dấu thăng (sharp). Khi vừa chập chững bước đi, đứa bé thiên tài đã bò đến vọc những phím đàn và rất thích thú khi nghe âm thanh vang lên.
Thầy dạy nhạc cho Mozart chính là người cha, Leopold Mozart. Khi mới 3 tuổi, thay vì nghịch ngợm với những món đồ chơi dành cho trẻ nít, Mozart lại đặc biệt thích thú đến những giờ ông bố giảng dạy nhạc cho đứa con gái lớn, Nannerl. Bà mẹ phải thốt lên khi thấy Mozart chỉ thích sờ tay nghịch ngợm vào phím đàn, và những tờ giấy ghi chép nốt nhạc.
- “Nó vẫn còn nhỏ lắm để mà học đàn!”.
Nhưng ông bố chỉ mĩm cười, và đặt những ngón tay của đứa con trai thiên tài lên bàn phím cho nó tự do nghịch phá. Lúc đầu chỉ để cho vui, nhưng sau đó ông đã chỉ cách làm sao giữ ngón tay và nhấn nó xuống để có thể phát ra âm thanh. Thật đầy bất ngờ, hình như không có một sự cố gắng nào cả, như một món đồ chơi đơn giản, đứa bé vàng này đã có thể chạy phím bằng cả hai tay. Những âm thanh vang lên chính xác một cách kì lạ.
Khi lên bốn, Mozart đã chơi được những đoạn nhạc Minuet đơn giản. Có thể nói Mozart là một composer trẻ nhất trong lịch sử âm nhạc. Một đứa bé 5 tuổi chưa đến trường và chưa tự viết ra được những nốt nhạc, nhưng đã biết sáng tác những đoạn ngắn theo cảm hứng bằng cách đánh ngay trên đàn piano. Người cha đã làm công việc của một thư ký, lắng nghe và ghi chép lại cho cậu con trai.
Cho đến một hôm, ông bố trở về nhà cùng với người bạn thân, Schachtner một nghệ sĩ trumpet trong hoàng cung, đã ngạc nhiên khi thấy Mozart ngồi ngay ngắn trên bàn và hí hoáy cây bút viết liên tục xuống một tờ giấy. Ông bố kêu lên.
- “Con đang nghịch gì đấy?”
-“À, con đang viết một bài concert, cũng gần xong rồi bố ạ!”
-“Cho bố xem nào?”
-“không được, con vẫn chưa viết xong mà.”
-“Không sao, cứ cho bố xem. Bố nghĩ nó sẽ là cái gì hay ho đấy!”
Ông bố cầm lấy tờ giấy và đưa cho người bạn cùng xem. Cả hai bật cười lên khi thấy đó là một tờ nháp vấy đầy mực. Nó được viết đầy những nốt nhạc bị bôi xóa, viết chồng lên nhau. Nhưng, sau đó cả hai đã im lặng xem lại cẩn thận những dòng nhạc, và nhận ra đó là một bản sáng tác viết rất đúng và phức tạp. Ông bố bật kêu lên với dòng nước mắt không cầm được vì hãnh diện.
-“Xem này, Herr Schachtner!”
-“Bài sáng tác thật đúng và chuẩn đến mức không tin được. Thật tuyệt vời!...nhưng nó sẽ khó chơi vì lối hòa âm rất phức tạp.”
-“Thế mới đúng là concerto, bố ạ! con đã tập nó nhiều lần trước khi viết nó ra đấy, bố xem này!"
Mozart đi đến chiếc đàn dương cầm, cố gắng lướt những ngón tay nhỏ bé không đủ lớn để với đến tất cả các phím đàn. Thật đáng kinh ngạc, bài nhạc đã được chơi mang đầy đủ những giai điệu viết trên giấy. Với sáng tác đầu tiên khi chỉ mới 5 tuổi, Mozart đã biết diễn giải ra được phần nào viết dành cho piano và phần nào cho orchestra.
(còn tiếp)
Thursday, November 18, 2010
SYMPHONY (3)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
LU tìm đọc và dịch ha LU? siêng quá. Thấy cái tựa "Symphony" là thấy hàn lâm, làm biếng đọc, ghé thì ra là bài viết về tuổi thơ của Mozart. hay lắm, cảm ơn LU ha.
ReplyDeleteLana : à, lúc học nhạc thì ku thầy thường bắt lên thư viện tìm đọc cho đủ hết rồi viết bài phân tích lại mà. Bên này học thì mệt với việc tìm tòi đủ hết sách mà đọc. Họ ko thích mình lấy tư liệu từ các trang web như Google hay Yahoo đâu Lana. Họ có cả một cơ đội TA chuyên cho sinh viên ăn trứng ngỗng, nếu ko chịu đọc sách, chỉ căn cứ vào những điều sơ lược ở các trang web.
ReplyDeleteRat hay em a! A thich lam! Chuyen ke ve Mozart thi anh doc cung kha. Bai cua em co nhieu Tim toi moi va thu vi lam!
ReplyDeleteĐọc ròi mờ mỗi khi đọc lại mình vẫn thấy xúc động. Cảm phục tài năng và xót xa cho số phận ông ấy :-(
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete