Monday, February 27, 2012

DÒNG SÔNG NGA

Cả nhà đã từng theo Lu đi khám điền thổ winery Stone Street nổi tiếng của người Mỹ, động rượu lãng mạng Del Dotto của người Ý, California champagne Chandon của người Pháp, hôm nay ta đến thăm "Dòng Sông Nga" của người Nga vĩ đại.

Russian River được hình thành khoảng hơn 4 thập niên.

Vào năm 1963, những người Nga di dân đầu tiên sang California đã mua mãnh đất rừng, có độ lồi lõm uốn lượn như một dòng sông, để mở đất trồng nho.

Nơi đây, quanh năm sương mù giăng nhẹ, kèm theo đất đá núi lửa đã khiến những cây nho cho ra chất lượng rượu ngon đặc biệt.

Đến năm 1969, Robert Lasden chính thức xây dựng một nông trại nho mang đặc trưng rất Nga.

Hai khung tròn soắn ốc đặt trước lối ra vào là tiêu biểu cho kiến trúc của nước Nga. Chúng ta thường thấy những vòng xoắn như thế ở những cung điện, tháp cổ của dân tộc này.


Đồng thời, Robert đã dựng lên một loạt nhà sàn gỗ bên cạnh những cây bạch dương. Bên trong những căn nhà gỗ là nơi tiếp khách đến thử rượu, và nhà hàng giới thiệu thức ăn Nga.

Nhà hàng nổi tiếng đã hơn mấy chục năm, và hiện tại vẫn là nơi có lượng khách tìm đến ăn rất đông.

Không giống như các winery khác, Russian River vẫn giử nét cũ kỹ, lối trang trí bình dân. Cửa kính dán đầy những hình ảnh quảng cáo là đặc điểm của nông trại này.

Có vẻ như, người Nga đã mang chất Vodka cho vào trong rượu vang của họ. Đặc biệt, vị nồng của Vodka phảng phất rất rõ khi thử Chardonnay. Loại vang trắng này có nơi làm hơi bị chua, có nơi lại thiếu vị nồng sau khi nhấp môi, có nơi lại hơi bị ngọt, riêng Chardonnay Sunrise Farms của Russian River thì rất khá.

Lần trước Lu đã bày cho cả nhà dùng rượu vang của Ý với pate gan ngỗng, cá Salmon, hôm nay ta đổi sang dùng vang trắng của Nga với Caviar nhé.

Ngoài Chardonnay, người Nga còn có Zinfandel cũng hơi bị được nếu ta dùng với các thể loại thịt nướng có gia vị của Việt Nam.

À, thức ăn của dân mình thuộc Châu Á hay thích có gia vị cay tỏi ớt, nên loại vang dùng hợp nhất là Zinfandel.

Bi giờ thì cả nhà thử thức ăn Nga mí Lu :)

Cô gái phục vụ tên Natasa, gái Nga phải công nhận là đẹp, đã cho Lu thử món khai vị này. Cô đặt lên bàn một cái thìa có chứa một xí cá Salmon, sauce, đậu, và bẩu rằng bữa ăn của Lu nên dùng kèm với Pinot Noir.

Bánh mì của Nga ngon hơn bánh mì Mỹ.

Món này là thịt lợn hấp. Đúng ra phải đi kèm với khoai tây, nhưng Lu ngấy khoai nên em í đổi sang salad.

Lu vừa nhớ đến một đặc sãn của Hà Nội, món lợn mường. Món này mà đổi nước chấm từ mắm tôm sang nước sốt theo kiểu dân da trắng, dùng kèm với Zinfandel thì ta sẽ có một nhà hàng Việt Nam hơi bị ngon.

Ăn uống rượu chè no nê rồi thì học hành nghiêm túc, Lu đưa cả nhà đi tham quan viện bão tàng rượu vang.

Tấm hình này do một bà cụ chụp cho Lu. Không hiểu bà cụ í nhắm thế nào mà chặt mất phần trên :)


Đây là một trong những dòng họ người Ý đến Napa lập nghiệp vào thế kỷ 18.


Đầu tiên, được thử một xí rượu.


Tiếp theo, đi xem đồ nghề cách đây 2 thế kỷ. Máy này dùng để bóc vỏ nho.

Có hai trục tròn răng cưa, quay tròn tách rời vỏ nho.

Sau đó cho thịt nho vào máy này nghiền lấy nước. Hạt và bã nho giử lại, nước nho sẽ chảy xuống dưới barrel để thực hiện phần lên men.

Chú í, cả nhà có thấy rằng máy ép nho, của thế kỷ 18, có hình dạng rất gần với máy cán nước mía của dân ta bi giờ không?

Xem ra dân ta đã nhái bản quyền của dân tộc khác sau 2 thế kỷ :))

Máy to đùng này dùng ép vỏ nho, hột nho, xác nho thêm lần nữa để vắt cho hết chất nước.

Đây là bộ mở chai của 2 thế kỷ trước. To đùng và thô thiển như cuốc, rựa, mõ lết.

Nho sau khi vắt ép, làm vài công thức chế biến, đã được chứa vào barrels. Những barrels sẽ nằm yên trong hầm tối từ vài tháng đến 1 năm, thời gian đợi rượu đúng tuổi trước khi cho vào chai.

Thông thường, thử rượu phải dùng một lúc 4 đến 5 ly sạch. Mỗi loại rượu chỉ được rót ra khoảng một xí thôi, và không dùng chung ly, như thế mới nhận biết được vị riêng của từng loại.

Bi giờ thì cả nhà theo Lu đi thăm một nơi nữa nhé. Ta đi qua cánh đồng cỏ xanh rì...

Đây nè, lần nào lên Napa Lu cũng thăm chúng nó.

Xinh ơi là xinh :)

Mùa xuân đã tới, cây nho chuẩn bị thức giấc. Lúc này thợ thầy đã bắt đầu đổ về để dọn dẹp cỏ, tỉa tót cho lá nho đâm chồi.

Vùng đất đa sắc dân này thật hiền hòa và dễ thương. Mỗi dân tộc đến lập nghiệp đều mang nét văn hóa riêng biệt. Mỗi một winery đều có kiến trúc tiêu biểu của đất nước họ. Dân tộc nào cũng đặt dấu ấn riêng của mình trên mãnh đất toàn nho là nho.

Dân Việt ta đang đứng giữa cánh đồng hoa.

3 comments:

  1. Toàn thấy vang với nho.. mà chẳng thấy cái cô Natasa ấy đâu cả là sao? Hic!

    ReplyDelete
  2. Nhìn thèm quá đi. Đúng là chốn thiên đường nha.
    Gái Nga đẹp nổi tiếng roài, thía mà bạn Lu chả khoe ra em nào cho mấy anh đỡ thèm.

    ReplyDelete
  3. Anh Thụy & Liseron : Đây, tả em Natasa cho you với anh Thụy ngất nhé.

    Không riêng gì em Natasa mà các em khác ở Russian River đều đẹp như nhau, em nào cũng để tóc dài hoặc tóc thề.
    Đặc biệt, làn da của gái Nga trắng mịn như thạch cao, cái cổ cao trông họ giống diễn viên múa balê.
    Vóc dáng thì cở tầm như nữ hoàng đồ nót Ngọc Trinh í. Mãnh mai với bộ ngực nẫy nở cân đối và vòng mông cong vòng.
    Vẽ nude thường chọn gái Mexican làm mẫu, vì gái Mễ đẹp nổi tiếng thế giới với nét chuẩn mực như bức tượng, nhưng da gái Mễ ngã sang màu hung hung của nắng.
    Ngược lại, gái Nga lại trắng và cũng có nét sensual của những mẫu nude.

    Thôi, ko tả nữa, mắc công Mr. Thụy bị chảy máu cam :))

    ReplyDelete