Monday, August 22, 2011

ĐỜI CẦN PHẢI... SỦI BỌT

Lu có rất nhiều ước mơ.

Ngày trước, khi học về Computer Engineering, Lu mơ mình giống Bill Gate.

Sau khi chán Bill Gate rùi thì Lu te tái đi học vẽ nude, lúc ấy Lu mơ mình thành Picasso.

Vẽ bậy một thời gian, Lu bắt đầu chán Picasso. Lu làm việc đàng hoàng nghiêm túc hơn, Lu quản lí công việc kinh doanh của team. Và Lu lại mơ mình giống Steve Jobs của Apple, sản phẩm xuất ra ầm ầm, tiền vô ào ào.

Nhưng, Lu, với bản tính hay thay đổi đứng núi này trông núi nọ, bi giờ Lu đang mơ mình sẽ được giống như Stone Street, người đã đoạt giải thưởng sáng tạo về vang Chardonnay của Mỹ :))

"Life needs bubbles" được Chandon Winery dùng làm biểu tượng cho Sparkling Wine, hay còn gọi là California Champagne.

Hôm nay tám về chuyến đi Napa tuần trước nhé.

Đang ngồi chờ tàu hỏa ở nhà ga...


Có một seminar trước giờ lên tàu. Thuyết trình viên giới thiệu về sự hình thành của Sparkling Wine ở Mỹ. Nhân viên phục vụ mang rượu đến cho mọi người.


Một phụ nữ đến từ Chicago đang chăm chú nghe thuyết trình viên tám tỉnh.


Nguồn gốc của loại vang này xuất xứ từ Pháp, vào thế kỷ 17, với tên gọi quen thuộc là Champagne. Đây chính là thời kỳ ra đời của nút bấc và chai rượu như chúng ta thấy ngày nay.

Sang thế kỷ 19, nông gia Pháp đã phát hiện Napa valley là vùng đất tốt cho việc trồng nho sản xuất vang. Họ mang nho sang gây giống và ứng dụng Méthode Champaenoise nổi tiếng để cho ra Sparkling Wine.

Chuẩn bị lên tàu để thực hiện câu "có đi thì có tới!" :)


Có thực mới vực được đạo, Lu phải chén no bụng trước khi lao vào ước mơ của mình, té ngay vào nhà hàng trên tàu để măm măm...


Chọn một bàn có view nhìn ra bên ngoài, nhưng nhà hàng đông khách nên Lu phải chia bàn với 2 cụ vợ chồng người Nhật.


Lu chén salad của Napa.

Salad của nơi đây thì đặc biệt là tươi và có đủ hương vị của hoa lá cành, cỏ cây. Nếu có dịp đến Napa, cả nhà nhớ phải thử thức ăn của khu thung lũng này nhé. Bảo đảm ngon, vì tập trung toàn đầu bếp nổi tiếng.


Cho dù không thích ăn thịt, nhưng đến xứ rịu nho thì Lu phải chén beef steak, ngon vật mờ. Lu thích ăn sống thế ni, rare cook là lí tưởng nhất.

Hai cụ đúng truyền thống dân Nhật, chén cá Salmon ;))


Vừa chén bò tái kèm rịu vang Merlot, vừa nhìn ra trời mây bên ngoài cửa tàu hỏa, càng nhìn càng chén ngon miệng :)


Xong bữa trưa, mọi người té ra bar uống trà, cafe.


Lu tự sướng bằng cái BlackBerry tự chụp, mất tiêu cái cằm.


Tự sướng lần nữa, đầy đủ mắt mũi rùi.


Chọn ghế ngồi trong gốc, có hướng nhìn ra ngoài cửa sổ.


Yên tĩnh mình ên Lu online, uống cafe.

À, phải khoe khoang cái nì với cả nhà nhe. Notebook tí hon này được Lu cải tiến nó lại bằng mấy que memory ngon cơm.
Bi giờ nó bắt sóng ở bất cứ nơi nào, từ trên đồi núi của Stone Street Winery, cho đến trên tàu hỏa đi qua đèo, ngầu hem ;))


Buồn miệng, chén thêm bánh Flan và trà gừng.

Trà thì không ngon và xịn bằng trà của Lu mua. He he, dạo này Lu đã thành chuyên gia về trà hàng hiệu rùi nhe :)


Ước mơ bên ngoài cửa sổ của Lu đang lên lá xanh.


Chỗ này thì ước mơ chỉ mới cắm cành giống xuống, chưa đúng thì con gái.


Xanh ngan ngát, mơn mỡn cả một triền núi...


Giống nho quen thuộc để làm ra Sparkling Wine, Pinot Noir.


Chandon Winery thuộc về một người Pháp, nơi này chuyên làm về Sparkling Wine theo công thức của dân Pạc-Lê-Phăng-Xe, Charmat Process.


Chu kỳ trồng cây, gặt hái.


Họ không dùng thùng gỗ Oak chứa rượu, thay vào là những thùng steel lớn có máy chỉnh nhiệt độ. Mỗi thùng to chứa một loại vang khác nhau. Nhiệt độ trung bình từ 7 đến 15 độ C, đủ lạnh để quá trình lên men xảy ra.


Người sản xuất rượu vang có nhiều cách kinh doanh, bán theo hàng đại trà thì dùng cách thức thùng sắt như Chandon, bán theo hàng hiệu thì phải dùng thùng Oak.

Cách thức làm truyền thống của Pháp, Méthode Champaenoise, làm cho giá thành tăng cao. Tuy nhiên, chất lượng vang ủ trong thùng gỗ Oak sẽ ngon hơn nhiều.


Nhân viên Chandon đang giới thiệu sản phẩm.


Thao tác lắc chai, tránh việc có chất gợn đóng đáy trong thời gian ủ nén hơi chờ vang đúng tuổi.


Chuẩn bị tiệc thử rượu.


Chỉ dẫn cách ngữi rượu và nếm rượu.


Ly của Lu sau khi lắc nhẹ cho sủi bong bóng.


Công thức làm Sparkling Wine, Méthode Champaenoise :

Sugar + Yeast = Alcohol + CO2


Quá trình lên men :

Malolactic Fermentation

COOH
   |                 COOH
HOCH          |
   |         --> HOCH    +   CO2
CH2              |
   |                 CH3
COOH

Nho, gồm có ba loại chính, Pinot Noir, Chardonnay, Pinot Meunier, sẽ được gặt hái sớm vào tháng 9, nghiền nát và cho vào quá trình lên men hai lần. Lần thứ nhất ủ trong thùng to khoảng 2 đến 3 tuần lễ.

Lần lên men thứ nhì được thực hiện trong chai đóng kín bằng nút sắt, đây là lúc ủ cho quá trình Carbon Dioxide xảy ra, giúp vang sủi bọt.

Để tránh tình trạng men đóng đáy bợn làm vang đổi màu, chai rượu được đặt dốc đầu ngược xuống trên kệ, thỉnh thoảng lắc nhẹ để tan đi chất cặn. Lần lên men thứ nhì mất khoảng từ 6 đến 8 tuần lễ.

Sau khi vang đã nổi bọt tăm, người ta sẽ quyết định cho đường vào để biến nó thành Champagne ngọt, hoặc không bỏ đường để nó thành drier (Brut).

Cuối cùng, nút bấc sẽ được thay thế đóng chặt vào chai. Khi cả nhà khui champagne mà không nghe kêu "lốp bốp"...chứng tỏ mua nhằm rịu zỏm rùi :)


Champagne, hay Sparlking Wine, rất tốt cho phụ nữ, sẽ làm da phụ nữ đẹp và bóng mượt hơn.

Có lời đồn rằng, Marilyn Monroe đã dùng 350 chai Champagne hảo hạng đổ đầy vào bồn tắm và ngâm người trong đó. Chất rượu ngấm vào da kích thích các mạch máu hoạt động làm người đẹp thêm phần phấn khích.


Đầu tháng 9 Lu lượn lên Napa xem Corn Moon, rùi lại tám tiếp đến công thức của Stone Street.

Mục tiêu là New Year năm ni sẽ cho ra "Lu" Champagne nhe. Cả nhà yên tâm thử, đừng sợ! :))

8 comments:

  1. Ngạc nhiên nha. Thứ nhứt là xưa nay Lana vẫn tin những nơi làm rượu vang xịn luôn ủ rượu trong những thùng lớn làm từ gỗ sồi.

    Thứ sau là Lana xưa nay phân biệt rượu vang với Champagne như là hai dòng rượu khác nhau: Vang thì ít gas (mở chai bằng cái vặn nút bấc). Champagne nhiều gas, mở chai nổ váng nhà bọt phun trào ào.
    Đọc cái này của LU làm Lana confused quá.

    ReplyDelete
  2. Anh ấn tượng với những cánh đồng nho tít tắp này!

    ReplyDelete
  3. Lana : champagne xuất xứ của French, vì đất và khí hậu của Tây rất tốt cho việc trồng nho làm champane.
    Champagne của Tây mắc hơn Sparlking Wine của Mỹ, vì Mỹ đã thay đổi một xí cách thức sản xuất nên giá thành hạ hơn, dùng thùng steel là một điển hình công nghiệp hàng lọat giảm labor cost.
    Hơn nữa, Champagne sau thế kỷ 19 được đánh giá là ít chất rịu quá uống ko ngon. Thế là dân di cư từ Pháp, Italy, Nga, sang Mỹ đã bắt đầu tạo ra California Champagne. Đây cũng là một sáng tạo mới vào thời đó đọat giải thưởng. Champagne với tên gọi Sparlking Wine đã trở nên có độ rượu lâng lâng hơn, mở nút bấc vẫn kêu lốp bốp, vẫn trào bọt như Champagne.
    Hình thùng steel lớn này là Chandon đã ko theo cách thức truyền thống đựng gỗ sồi của Pháp, mà họ làm theo cách Charmat Process, ít tốn kém hơn nên giá thành giảm nhiều hơn Champagne của Pháp.
    Ở Spain thì Champagne được làm thành một thứ Sparlking Wine khác, có tên gọi là Cava.
    Nói chung, ngày nay Pháp đã ko còn độc quyền về nghành kỹ nghệ này nữa.

    ReplyDelete
  4. Anh Thụy : anh mà nhìn thấy cả cánh rừng nho bên ngoài thì mới thấy nó còn đẹp hơn cả trong hình ấy, em mê lắm :)

    ReplyDelete
  5. E thích món salad! oh Yeah ^^
    Bao h VN mới có cái train hay ho như thế nhỉ??

    ReplyDelete
  6. Bé Nga : Salad của Napa rất ngon, vì là dân đầu bếp của Pháp sang dùng cái loại rau tươi của thung lũng hòa chung với hoa nên ăn vào rất có hương vị của hoa đồng cỏ nội.

    ReplyDelete
  7. P k uống rượu, nhưng thích steak. Sống như LU thích thì P chưa dám thử, nhiều bacteria lắm ah LU.

    ReplyDelete
  8. Phung : thế thì Phung ko thích ăn đồ Nhật rồi. Lu thích ăn cá sống đồ biển cũng hơi sông sống nên hầu như chén đồ Nhật thường xuyên.

    ReplyDelete