-"Ối giời ơiii...ngó xuống mà xem, lão lại đi nhà thổ đây này!"
Tiếng người đàn bà ong óng vang lên cả khu phố. Không cần nhìn đồng hồ, mọi người vẫn biết đã tới giờ ông chồng bà hàng xóm đi nhà thổ.
Mỗi ngày, khi màn chiều vừa buông xuống, mọi người lại có dịp chứng kiến cảnh bà vợ nằm vật ra ngoài hiên nhà rên rỉ la rú. Tiếng chửi rủa mạt sát ông chồng hiền lành, nhưng hám gái mê nhà thổ này, cứ như điệp khúc lập đi lập lại.
Có hôm bà ta còn túm cả cổ áo của chồng để lôi xềnh xệch vào nhà, cấm không cho đi chơi bời. Người đàn ông ngày thường có vẻ bề ngoài trầm tĩnh ít nói, lúc đó lại có phản ứng dử dội. Ông ta giận dử hất tay bà vợ ra, nhìn bà với cặp mắt chán chường chê bai, rồi phẩy tay đi thẳng một mạch tới thiên đường nhà thổ.
Lúc đầu hàng xóm còn bu lại xem rồi bàn tán xôn xao, nhưng ngày qua ngày quen dần đi, nên họ đã dùng giờ bà vợ lăn lộn la hét ấy làm cột giờ mốc trong ngày.
Nhà ông A mỗi khi nghe tiếng rên la, bảo con rằng.
-"Này! tới giờ học bài rồi đấy con, bố vừa nghe tiếng bà ấy la ầm lên rồi!"
Nhà bà B lại khác.
-"Ông này! dẫn cho con cún đi ra đường tè đi. Tới giờ rồi, tôi vừa nghe bà ấy chửi chồng!"
Bên kụ C thì lại có tiếng í ới.
-"Bà nó ơi! mau mau cho lợn ăn cám đi, bên nhà bà ấy có tiếng tru tréo rồi đấy!"
Lâu dần hình ảnh ông chồng ít nói, qua tiếng chì chiết chửi rủa của bà vợ, đã trở thành một tay ham hố chơi bời trác táng. Làng trên cùng xóm dưới nhớ lại những ngày đầu tiên họ dọn về khu phố đã chặc lưỡi, thầm tiếc cho một gia đình lẽ ra thật mẫu mực lại trở nên tồi tệ.
Chồng là một công chức nhà nước sáng đi chiều về gương mẫu, bà vợ ở nhà lo cơm nước rất mực đảm đang. Cuộc sống trôi qua tưởng như sẽ yên bình ấm cúng mãi thế. Nhưng từ khi con cái đùm đề, bà vợ không còn hiền thục nữa. Bà trở nên lắm mồm hay nói, hay săm soi giờ giấc ông chồng. Nhan sắc bà cũng tàn đi xập xệ. Đó cũng là lúc ông chồng bắt đầu trở nên xa rời gia đình.
Sau giờ làm việc, ông chỉ nghé về dăm phút tắm rửa sạch sẽ, sau đó quần áo tươm tất đi tới nhà thổ đến tận đêm khuya. Chính bà là người đã theo dõi ông, chứng kiến tận mắt ông rẽ vào ngõ nhà thổ đó. Bà lăn lộn khóc lóc đòi ly dị, đòi tự vận, nhưng ông vẫn chứng nào tật nấy. Mặc cho hàng xóm chê cười, mặc cho con cái nhìn ông với cái nhìn không tôn trọng, ông vẫn mỗi ngày đi chơi nhà thổ như để thỏa mãn thú vui sinh lý.
Đến một hôm, theo thường lệ nhà bà lại phát lên tiếng la rú, nhưng lần này không phải để chửi bới ngăn cản không cho ông chồng đi chơi gái, mà là tiếng than khóc của bà vợ vừa mất chồng.
Ông đã chết sau một cơn trụy tim. Mọi người xôn xao bàn tán, có kẻ xấu mồm rỉ tai bảo nhau rằng do ông ăn chơi quá nên sức khỏe yếu kém bị suy tim. Đám tang kết thúc đơn giản, khu phố trở nên yên ắng vì không còn nghe tiếng lăn lộn chửi bới chồng của bà vợ.
Chiều nay, bổng dưng cả xóm như bị dựng ngược vì tiếng tru tréo quen thuộc lại trỗi lên.
-"ỐI giời ơiii...ngó xuống mà xem. Lão sống thì làm khổ vợ con, chết đi rồi cũng không để cho gia đình yên ổn này!"
Mọi người túa tới hỏi thăm chuyện gì? bà vợ khóc bù lu bù loa.
-"Các bác xem đây! lão ngày thường hay lê la đi chơi nhà thổ, tôi đã khổ biết bao nhiêu. Bây giờ chết rồi còn để di chúc bảo tôi mang tấm hình của lão tới nhà thổ, đưa cho một người tên là Huệ"
-"Sao bà biết người đó ở nhà thổ?"
Bà vợ khóc ấm ức.
-"Thì đây chính là địa chỉ của mấy con hồ ly tinh mà ngày nào lão cũng lui tới nè!"
Có tiếng ai đó vang lên, hình như là tiếng phụ nữ.
-"Thật là quá đáng! đi...bà đi theo chúng tôi. Kéo đến chửi cho mấy con quỷ sứ đó một trận!"
Thế là cả xóm ùn ùn hộ tống bà vợ đáng thương thẳng tiến đến nhà thổ. Đến nơi, được sự hậu thuẫn của đám đông, bà vợ đã lồng lộn nhào vào khu vực cặn bã của xã hội, bà gằn giọng.
-"Nó ở đâu? kêu nó ra đây mau!"
Có tiếng trả lời.
-"Bà lộn địa chỉ rồi, đi thẳng cuối con hẻm này là nhà bà cần tìm."
Ngạc nhiên, cả đám đông kéo theo bà đi sâu vào trong. Cuối xóm chỉ có đồng cỏ hoang vắng, không một căn nhà dân nào khác. Xa tít tận hàng tre là một ngôi chùa đã ngã màu rêu phong. Họ tìm thấy trong đó duy nhất một sư ông đang tụng kinh. Bà vợ nóng nảy cắt ngang cuộc kinh của nhà sư.
-"Sư cho biết cô nào ở đây tên là Huệ, cho tôi gặp mặt chút được không?"
-"Bà cần gặp Huệ làm gì?"
-"À, ông chồng tôi ngày nào cũng tới đây hú hí với cô ấy. Ổng vừa mất tuần rồi, có nhờ tôi mang tấm hình chân dung của ổng đến giao cho cô ta. Thật là loạn, cô ấy có biết tôi là vợ của ổng không?"
Nhà sư đưa tay lên chận ngay tim để kìm lại cơn cảm xúc.
-"Mô Phật! ông ấy đã mất rồi à?"
Sư ông thở dài.
-"Huệ chính là tôi đây. Thưa bà, Huệ gia là pháp danh của tôi!"
Bà vợ lắp bắp.
-"Thế...bấy lâu nay ông nhà tôi tới đây để làm gì?"
Ngước đôi mắt thương hại nhìn bà vợ khờ khạo, sư ông từ tốn nói.
-"Ông nhà mọi ngày tới chùa ăn chay, và đàm đạo kinh thơ cùng tôi mà thôi. Ông ấy thường kêu chán cảnh vợ con không hiểu, hay lèo nhèo chửi bới, nên ông muốn tìm chỗ yên thân."
Bất chợt người vợ cảm thấy một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng khi nhìn vào di ảnh của người chồng tội nghiệp. Đôi mắt ông nhìn bà nửa như trách móc nửa như thương hại. Bà lảo đảo quay lưng đi ra, miệng lẩm bẩm.
-"Giá như...giá như...ông đừng chết sớm như thế này..."
....
Phụ nữ luôn luôn là như thế. Là khù khờ, thiếu hiểu biết, thiếu tế nhị, nên đã tự mình đánh mất đi cái hạnh phúc thật ra đã là của mình.
Nhưng hình như ít ai có đủ trí thông minh để mà hiểu được điều đó. Vì phụ nữ muôn đời vẫn chỉ "có vẻ" như là thông minh, nhưng thật sự họ không hiểu gì cả.
Ngày trước, khi còn ở Việt Nam, Lu đọc và cảm thương chuyện bà Đoàn Thị Điểm lấy phải ông chồng khờ. Suy ra, cái đáng sợ nhất của đời người là...đồng sàng dị mộng. Bất hạnh thay nếu đời mình phải dính với chồng khờ vợ dại.
http://lusanjose.blogspot.com/2010/02/nha-tho.html#comments"<>
Thursday, February 24, 2011
NHÀ THỔ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nói PN phải chừa LULU ra chứ nhể :))
ReplyDeleteMC3 : =))
ReplyDeletenói thật, mình rất sợ những kiểu người hồ đồ như bà vợ này!! Chưa gì sất mà đã oang oáng vội vàng kết tội người khác!
ReplyDeleteHaha, viet chuyen ngay cang len tay.
ReplyDeleteĐÁng tiếc cho cả hai vợ chồng, ai bẩu không đối thoại để hiểu nhau và tránh hiểu lầm như vầy chứ :-P
ReplyDeletemh : mấy bà này thuộc dạng...pó tay chấm cơm roài ;))
ReplyDeleteLvu : bài này viết lâu roài, cách đây 2 năm lận (2009). Thỉnh thoảng, thấy có case nào thuộc dạng "quan âm thị kính" thì Lu lại lôi nó ra post lên.
ReplyDeleteKhi nào Lvu bị dính case như vầy thì nói Lu cho mượn post lên heng :))
Ti Ti : cả 3 cases, có thật, Lu dựa vào viết truyện này đều có đối thoại mà.
ReplyDeleteNhưng, đa số các bà đối thoại mình ên và người nghe ko phải mấy ông mờ là cả thiên hạ cùng nghe. Các bà cứ thi thoảng lại rên la ĩ ôi.
Được cái, làng trên cùng xóm dưới là khán giả rất lịch sự, nghe xong thì cũng vổ tay và nhiệt tình đóng góp í kiến.
Kết quả, có hai cases chính thức chia tay. Ông chồng chủ tiệm vàng đã bỏ của chạy lấy người, dìa VN mua nhà định cư cưới vợ tập 2. Em nì nhỏ xí, nẹn ra hai nhóc cho ông í.
Case thứ nhì là ông họa sĩ, bố của nhỏ bạn Lu, đã chạy thoát thân vượt biên sang Canada. Ông lấy một bà tây mần vợ, ở biệt luôn hem dìa VN nữa.
Nhưng, tình hình cũng ko đến nổi nào bi đát lém.
Case thứ ba, ông chồng kỹ sư của bà nhân viên làm chung đã trụ lại với bà vợ. Hem phải vì hai đứa con gái. Lí do, sau một thời gian giận bà vợ hay rêu rao chửi chông và cắm sừng linh tinh, ông ấy đã tự xử mình ên. Ko thèm vào phòng ngủ mí vợ, nên đã mất luôn khả năng sinh lí. Coi như có bỏ bà ấy thì cũng chẳng làm ăn được gì nữa cả, thà ở lại để được tiếng thơm =))
Lâu lắm rồi mới thấy Lu viết tiếp cái này. Như truyện trinh thám ấy!
ReplyDeleteanh Thụy : em có thói quen quan sát cuộc sống và con người chung quanh em, từ trường học, công ti đến môi trường xã hội. Từ đó em có hứng tập hợp lại và viết tóm tắt theo cái nhìn, quan điểm của em, phải làm gì nếu em rơi vào trường hợp đó.
ReplyDelete