Monday, May 31, 2010

KHỈ LEO CÂY và NGƯỜI ĐÍNH MỰC

Không ai có thể leo cây dừa nhanh hơn người Samoan, người ta ví thổ dân này leo cây nhanh như loài khỉ.

Sau một tiếng hú to, không kịp chớp mắt người thổ dân đã trèo tít lên ngọn dừa cao 40-feet (12.2m), nhanh như vượn và đung đưa trong gió với những quả dừa, trông rất ấn tượng.

Sau khi vặt một quả, lại hú lên một tiếng, người thổ dân tuột xuống đất nhanh như sóc trong tiếng vổ tay tán thưởng của du khách.

Những nhà thám hiểm Châu Âu đã tìm ra đảo Samoa vào khoảng thời gian 1,000 B.C.

Talofa (tà-lố-phà) là tiếng dùng để chào hỏi của thổ dân da đỏ trên đảo. Fa'a Samoa, là hệ thống xã hội dây chuyền đặc biệt của người Samoan.

Thổ dân này tạo nên một cơ cấu xã hội phát triển như hình dạng kim tự tháp, gọi là Matai (chief system). Nhiều gia đình nhỏ tạo nên một nhóm đại gia đình. Nhiều nhóm đại gia đình lại tạo nên những đại diện quyền lực. Và cuối cùng là một thủ lĩnh của một đại gia đình, thế lực nhất, sẽ có quyền quyết định tất cả.

Christianity (đạo Cơ-Đốc) được phát triển mạnh trên đảo.

Đọc kinh trước bữa ăn là điều bắt buộc trong các bộ tộc Samoan. Trong ngày họ có hai lần giới nghiêm, vào buổi sáng sớm và buổi tối, đặc biệt vào tầm 6-7pm thì mọi người phải ở trong nhà để cầu nguyện. Vào giờ này không ai được làm việc hay đi lại. Tín ngưỡng ngự trị khắp nơi trong thế giới của thổ dân này, chưa có nơi nào trên trái đất lại có nhiều nhà nguyện như thế.

Do ảnh hưởng chia chác quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc, tháng 4 năm 1900, thổ dân Samoan được chia ra làm hai. Một số sống trên quần đảo Hawaii và phần còn lại cư trú ở New Zealand, nhưng tất cả đều phát triển theo hệ thống quyền lực gia đình và tín ngưỡng đạo Cơ-Đốc.

Ngoài biệt tài leo cây dừa nhanh nhất, người samoan còn biết cách lấy lửa từ hai thanh gỗ nhanh nhất.

Mặc dù thời nay chúng ta chỉ cần bấm quẹt gaz là có lửa xì xèo, nhưng cách đây mấy ngàn năm, khả năng tạo lửa từ cách cọ sát hai thanh gỗ vào với nhau là một cái sự gì đó rất chi phù thủy.

Thổ dân này cũng là quán quân về việc biết cách đập vở một trái dừa, bằng tay không, ra hai phần đều nhau rất nhanh nữa cả nhà ạ. Từ cái thuở xa xưa ấy, việc nạo dừa làm sữa béo là một phát minh rất cực kỳ khoa học của dân da đỏ Samoan. Ngày nay chúng ta xem thường sáng tạo này...vì chỉ việc mua cái bàn nạo về nạo cái dừa vắt ra là có ngay nước cốt.

Cây dừa được xem là một thứ không thiếu được trong đời sống của người Samoan, giống như khoai môn là món ăn thường xuyên của người Hawaiian. Họ xem cây dừa là biểu tượng của mình, và gọi bằng những tên rất cao quý như, The Princess of Palms, The Mother Tree, The Tree of Life...

Dân Samoan được xem là vui tính và hiếu khách, thường hay bông đùa làm cho cuộc sống chung quanh họ luôn có sự lạc quan. Nhà văn nổi tiếng của thế kỷ 19, Robert Louis Stevenson, người đã sống trọn những năm cuối đời và chết trên đảo, đã gọi dân Samoan là "the happy people".

Cả nhà tham khảo bản đồ Polynesian triangle trên biển Thái Bình Dương.

Bi giờ cả nhà theo Lu vào thăm bộ lạc của người Maori trên đảo Aotearoa héng!

Thông thường, trước bộ lạc của thổ dân này có dựng một cổng rào đón khách. Khi cả nhà theo Lu đến đó, sẽ có một thổ dân xâm mình, vẽ mặt ra tiếp đón. Ku thổ dân này sẽ vung vẫy liên tục chiếc giáo trong tay, nhẩy nhót với điệu bộ hung tợn, và nhăn mặt thè lưỡi ra hù cho khách sợ, cả nhà sướng nhá! ;))

Sau đó hắn sẽ bỏ một vật khắc chạm bằng gỗ, hoặc một nhánh cây xanh trước mặt của cả nhà. Đây là dấu hiệu hỏi "chiến hay là không chiến?" của hắn ta. Cả nhà bình tĩnh nhá, không việc gì phải lo lắng, nhặt vật đó lên và cười mím chi "cộp" với hắn. Nhặt lên có nghĩa là đến bộ lạc với ý thân thiện, nếu từ chối thì cả nhà sẽ không mong gì có cơ hội quay về. Đối với người Maori, từ chối nhặt lên có nghĩa là ra mặt khiêu chiến.

Muốn sành điệu hơn thì cả nhà có thể bập bẹ câu này.

- "Kia ora..kia ora!!!"

kí-a ô-rà có nghĩa là lời chào của người Maori.

Theo truyền thuyết xưa, những người đầu tiên đến đảo Aotearoa, còn gọi là New Zealand, xuất phát từ Cook Islands do tù trưởng Kupe dẫn đầu, 950 A.D. Người ta gọi những thổ dân canoes di cư này là Tangata Maori Polynesians.

Đến 1350, trên đảo đã có mặt những nhà thám hiểm Châu Âu, Able Tasman, người Dutch đã dẫn đoàn canoes đến Aotearoa. Năm 1840, nữ hoàng Anh ký sắc lệnh công nhận Aotearoa (New Zealand) trở thành thuộc địa dưới quyền bảo hộ của nước Anh. Ngày nay, dân số trên đảo có đến 14% là người Châu Âu sống trà trộn với thổ dân.

Người Maori nổi tiếng là những người giỏi chế tạo vủ khí và thuyền chiến, họ cũng là những người chiến giỏi và can đảm. Câu chuyện chiếc canoe có thể chứa đựng được 40 chiến sĩ da đỏ vượt biển vẫn là niềm tự hào của thổ dân này.

Ngoài tài chế tạo vủ khí, nghệ thuật xâm mình của người Maori là một nét văn hóa độc đáo, Maori Tattoo Art.

Thuật xâm mình ngày xưa của tổ tiên người Maori mang tính thiêng liêng, phân định ngôi vị cao thấp trong bộ lạc.

Dụng cụ là chisels (uhi), một loại đục được làm bằng xương chim Hải Âu. Không nhất thiết xương đục này bén hay không, nó vẫn được dùng để đục lên thân thể của người có vinh dự. Vết khắc chạm càng nhiều chứng tỏ đó là một người can đảm và có thứ vị cao trong bộ lạc, vì đây có thể gọi là sự chịu đựng đau đớn thân xác thiêng liêng không phải ai cũng có được. Những ai không có dấu tích xâm mình nào trên người, chứng tỏ đó là một người vô giá trị trong bộ lạc Maori xưa.

Thông thường, khi xâm trên thân thể họ dùng loại mực hỗn hợp chế tạo từ cây lá trộn lẫn với sâu bướm. Nếu khắc trên mặt và đầu, mực sẽ được thay thế bằng than gỗ đốt cháy. Bắt đầu vào năm 15 tuổi, đứa trẻ nam trong bộ lạc sẽ được xâm trên mặt, hay thân mình. Đứa trẻ nữ chỉ xâm dưới càm hoặc xâm môi màu đen chì. Tùy theo mức độ cao thấp thứ ngôi, theo thời gian những vết xâm chằng chịt và phức tạp hơn để tỏ rõ vị thế.

Đến thế kỷ 19, với sự du nhập của phương tây, cái đục chim Hải Âu đã được đổi sang thành kim châm.

Ngày nay, nghệ thuật xâm mình của người Maori lan rộng trên thế giới, nhưng nó chỉ đơn thuần là thời trang.

Cách nhận biết được dấu ấn của Maori Tattoo là những đường xoắn và đường cong như thế này.

Đây là đặc điểm riêng biệt không lẫn với những dạng xâm mình của dân tộc khác. Và điều đặc biệt là muốn sáng tạo ra những kiểu cách hình thù mới lạ, dựa theo style của người Maori, thì chỉ có những chuyên gia đặc biệt mới có quyền. Nếu ta copy hay nhái hàng giả thì...đó là điều sỉ nhục rất lớn đối với người Maori.

Dưới đây là vài tấm hình tiêu biểu cho nghệ thuật tattoo hiện đại của thổ dân này. Khi cả nhà thấy ku nào xâm kiểu cách như trong hình, thì có thể đoán được hắn đang theo xì-tai Maori Tattoo chứ không phải Nhật, Hoa, hay blà blá bla...nào khác.







Bi giờ cả nhà xem dân Samoan múa trên sông.

Mini skirt có thắt lưng cho giới ông và váy dài cho phụ nữ, là tiêu biểu cho trang phục của sắc dân này.

Còn đây là dân Aotearoa, New Zealand. Đảo này còn có tên gọi khác thật thơ mộng, "The Beautiful Land of The Long White Cloud"

Cả nhà chú ý, các em í đang xâm môi màu đen xì theo xì-tai Maori Tattoo.


Friday, May 28, 2010

AI LÀ HOA HẬU?

Hà hà, hôm qua team của Lu đã tổng kết doanh thu tháng thứ nhì của quí 2.

Tình hình là không đến nỗi tệ, đã nộp đúng số tiền mà ku boss đưa ra.

Tháng thứ nhất cũng đạt chỉ tiêu, bi giờ chuẩn bị oánh tháng thứ ba quyết định số phận của cả quí.

Thời gian nhanh vèo vèo như cún chạy qua cửa í!

Mới đây đã qua hai tháng kể từ ngày post cái ên-trì THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA của Lu.

Nhớ thuở đó, cách đây sáu mươi ngày, team của Lu những tưởng thành hoa hậu nhưng...lại thành hoa hôi. Quí 1 khép lại với sự thất bại, bi giờ là cuộc chạy đua về đích cho quí 2. Lần này không phải là 2 hoa hậu tranh cử, mà tới những 3 mống lận cả nhà a.

Hoa hậu thứ nhất, Lu của cả nhà, với thành tích team mẫu của công ti.

Tình trạng hiện tại thì cũng có chút ít khó khăn trong vấn đề hợp đồng. Khách đang ế hàng ở khu vực Châu Âu nên đã ghìm lại một số máy móc không cho gởi đi.

Nhưng tuần trước sau cuộc meeting thì có một tí hi vọng, họ sẽ release để team của Lu oánh loạt model mới cho ra thị trường. Nếu cún táp phải ruồi thì...team của Lu sẽ khi dễ tới mức không cần kể hai ứng cử viên kia.


Đây là hoa hậu thứ nhì, hắn là tên boss cũ của Lu, người đã cùng Lu đi học và mang về project DataDomain.

Hắn cũng là người đã thắng đẹp con số doanh thu quí vừa rồi. Tính hắn tuy hay phá phách nhí nhố như con nít nhưng là một manager có tài kinh doanh. Nói chung thì hắn cũng đã từng là thầy của Lu, một ku boss tốt, nhưng bi giờ thì là hai đối thủ cạnh tranh sự hơn thua mỗi quí.

Bên hắn lực lượng đông, số doanh thu sẽ khủng nếu như quản lý nhân viên bên dưới tốt. Tình hình là quân càng đông thì sự chấp hành luật sẽ khó, nghe đâu lính bên hắn đang có vấn đề rối loạn hàng ngũ, mần ăn cẩu thả sao đó đang bị khách ngưng không nhận một số mặt hàng.

Nhưng team của hắn vẫn còn mạnh lắm.

Hoa hậu thứ ba là ku tổng mới của công ti, quí 2 này chính hắn sẽ đứng ra quản lý project sửa laptop của bộ quốc phòng. Hắn rất kiêu ngạo về tài biến chết thành sống của mình. Công nhận là hắn có tài chữa bệnh, hai tháng của quí 2 hắn đã ghìm lại con số tiền lỗ của team to đùng này.

Project của bộ quốc phòng mang tiếng là làm cho chính phủ, nhưng tiền công một con laptop không cao, do đó cần oánh số lượng nhiều mới có nhời. Mà cần số lượng nhiều thì cần nhiều nhân viên. Mà đã lắm thầy thì nhiều ma, nhân viên bên nớ rất lộc cộc trình độ, hắn quản lý được thì cũng không đơn giản.

Cả building của công ti có tổng cộng 12 teams quản lý 12 projects, nhưng chỉ có 3 teams này là nổi trội thôi. Các teams còn lại thì lình bình hoặc èo uột không đáng kể.

Bi giờ chỉ còn lại một tháng quyết định cho 3 ứng cử viên hoa hậu. À không, chính xác là chỉ còn có 3 tuần lễ thôi. Sau 3 tuần cạnh tranh hi vọng Lu của cả nhà sẽ được ăn mừng lễ độc lập July 4th tưng bừng.

Hi vọng vẫn luôn luôn là hi vọng cả nhà ha, mong rằng sẽ có chuyển cơ "cún táp phải ruồi" để Lu của cả nhà có dịp gáy ò ó o cho nó sướng ;))


Monday, May 24, 2010

QUÁN CƠM LU

Cả nhà đói bụng chưa? Bi giờ Lu nấu cơm cho cả nhà xơi ha.

Đầu tiên là cắt cà Thái ra làm tư rồi ngâm trong nước có pha muối và chanh.

Muối và chanh làm cho cà không bị đổi màu đen. Cà Thái rất dễ làm, có thể ăn được liền sau 3 giờ muối tỏi ớt.

Thịt được thái ra từng miếng mỏng vừa ăn. Ướp tỏi bằm, hành lá, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, và chút muối.

Hôm nay Lu đổi xì tai, Lu nấu bầu dồn thịt hầm.

Cắt bầu thành nhiều khoanh dài bằng lóng tay, móc bỏ ruột. Thịt heo và tôm lột vỏ bằm nhuyễn. Nêm một tí tiêu, tí xíu bột ngọt, hành lá, trộn đều. Sau đó nhồi thịt tôm vào giữa khoanh bầu. Phần thịt còn lại Lu thái mỏng cho thêm vào canh, nước sẽ có vị ngọt hơn.

Đây là món thịt tôm rim, món này phải dùng thố đất nấu mới ngon.

Đầu tiên, cho dầu vào chảo khử tí tỏi lên, cho tôm vào xào. Chảo nóng sẽ làm cho tôm lên màu đỏ bắt mắt. Sau đó cho thịt heo vào trộn đều lên với nước màu dừa. Khi thịt và tôm đã thấm thì cho sang một thố đất, cho lửa nhỏ liu riu.

Vớt cà ra khỏi nước muối ngâm, để ráo. Làm một tô nước mắm tỏi ớt trộn chung với cà. Vắt thêm vào tí xíu nước chanh, ớt thái dọc trộn chung vào. Pha thêm chén mắm tôm làm nước chấm cà và rau muống.

Rau muống lặt rửa sạch để ráo. cho một tí muối vào nồi nước luộc rau. Chất muối và nước sôi sẽ làm cho cộng rau muống có màu xanh tươi không đổi màu héo.

Lu chỉ nhúng rau vào chừng vài phút là vớt ra ngay, vì để lâu rau sẽ bị màu tai tái, không ngon.

Bầu cho vào nồi canh, nếm chút tiêu, bột ngọt, nước mắm. Bọt nước canh được vớt thường xuyên để giử cho nước trong hơn.

Bi giờ thì bữa cơm quê đã xong, mời cả nhà xơi cơm mí Lu. Chén cơm quê có ớt, có tôm, có thịt. Cả nhà dùng tự nhiên héng, Lu nấu một nồi cơm bự lém, nấu cho nhà cùng ăn mí Lu mà.

Chúc cả nhà ngon miệng ;))

HE HE...NÓ ĐÂY!

Sunday, May 23, 2010

HE HE...NÓ ĐÂY!

Cả nhà ơiii! nó đây nầy, cà Thái chứ không phải cà bát.

Chiều hôm qua Lu tìm thấy nó ngoài chợ.

Hôm nay, chủ nhật rảnh, Lu không đi ra đi vào nữa, Lu cũng không vẽ bậy nữa, mà Lu sẽ nấu một bữa cơm quê đạm bạc mời cả nhà xơi héng!

Cà Thái và ớt đỏ sẽ được thí nghiệm muối sỏi mắm ớt cho cả nhà ăn khai vị nè. Thấy ớt to thế chứ nó chỉ hơi cay the the thôi, cả nhà yên cái tâm ha.

Sẽ có một món mặn cho cả nhà đưa mồi với nồi cơm trắng, gạo thơm. Lu mua thịt heo nạc có kèm tí mỡ, có cả tôm bạc thẻ.

Món nước, là món không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Tuần trước Lu đã mời cả nhà xơi soup Malaysian rồi, hôm nay Lu nấu cơm quê nên sẽ dùng đến bầu, bí. Lu có mua rau muống này, tìm không thấy rau lang nên đổi sang rau muống.

Bi giờ thì cả nhà đi khò đi héng, để Lu mần thần bếp tí xíu. Ngày mai, sau giờ làm việc, cả nhà nhớ đừng ra ngoài ăn cơm tiệm, tới quán Lu online để xơi nha.

Cơm đạm bạc, có cà, có thịt, có tôm.

Có luôn rau muống và tô canh bầu.

Canh bầu nấu với cá trê.

Vợ chan chồng húp gật gù khen ngon! =))

Nói theo vần điệu thế thôi, chứ Lu không có mua được cá trê tươi ở Mỹ ;))

Friday, May 21, 2010

CỰC PHẨM DÂN GIAN

Cả nhà ơiii...cả nhà àaa!!!

Tối nay Lu thấy thèm ăn cá kho tộ nên đã đi chén ở một nhà hàng Việt Nam.

Cô chủ hỏi dùng chi, Lu đùa.

-"Cho em một đĩa cà pháo mắm tôm đi!"

Không ngờ cô ta gật đầu mang ra ngay. Nó đây này!

Ngon vật vờ luôn cả nhà a!

Giòn một tí, cay một tí, xanh một tí, chấm với mắm tôm thì đúng là cực phẩm dân gian. Nhưng Lu thấy nó giống cà cuống hơn là cà pháo. Lu muốn biết có phải nó là cà cuống không? cả nhà nhìn giúp xem nó là gì ha? cà cuống hay cà pháo?

Weekend này Lu định đi mua cà về ngâm chua giống như trong hình đấy!

Wednesday, May 19, 2010

ĐAU...

Hôm nay, chính xác hơn thì phải gọi là đêm nay...
Đêm nay cảm thấy thật là đau...
Đau như ứa máu, như tê dại...
Đau như bứt phá thịt da...
Đau như không còn cảm giác...
Đau!

Hết đau lại bắt đầu sợ...
Càng nghĩ, càng sợ...
Sợ rằng, nếu cánh cửa xe được Lu đóng lại mạnh hơn một tí...
Thì giờ này Lu chỉ còn có...4 ngón tay!
Sẽ có một ngón nằm lại.

Hu hu, ngón tay cái của Lu bi giờ nó bầm to như củ khoai lang tím vậy :((

Tuesday, May 18, 2010

CÓ MỘT THỨ TIẾNG NÓI RIÊNG...

Đêm qua Lu có một lớp về lý thuyết Art.

Tổng số sinh viên khoảng gần 200, đã vượt quá mức quy định, nhưng ku thầy vẫn ưu tiên nhận thêm 20 trự sinh viên năm cuối, Lu cũng có tên trong danh sách.

Ku thầy này có dáng vẻ giống như đức chúa Giê-Su. Em sinh viên trong hình không phải là Lu, Lu không có lùn đến thế đâu.

Giọng nói của thầy giảng bài ấm và to, nghe vang ầm ầm cả hội trường thật là hay. Nhưng Lu chẳng để ý nghe gì cả, vì tai và mắt đang chăm chú nghe những thứ khác.

Lu ngồi gần một sinh viên Mỹ trắng bị khiếm khuyết nặng, ngồi xe lăn lại bị câm và điếc,
cô ấy đây.

Nhà trường cho hai nhân viên xã hội vào ngồi cạnh bục giảng của ku thầy, họ có nhiệm vụ thay phiên nhau dịch cho sinh viên này nghe.

Vì tò mò, Lu tập trung xem cách nói chuyện với người câm điếc. Hơn hai giờ lý thuyết của ku thầy Lu chẳng nghe gì cả, mà chỉ cố căng mắt học cho thuộc xem hai người này muốn nói gì bằng tay, bi giờ thì Lu biết rồi đấy.

Muốn chê ai đó xấu xí, thì lấy tay phủi ngang mặt ẹo ẹo như con gái, và mở to miệng lè cái lưỡi ra.
Còn muốn cho người ta biết mìnhđang tức giận, thì ưỡn ngực ra rồi oánh ầm ầm vào giữa ngực, mũi thở khì khì như con bò rừng đang chạy hì hà hì hục.

Thế là đêm qua Lu học được hai chử rồi nhá, cả mùa học này Lu sẽ ngồi gần hai nhân viên xã hội để học hỏi thêm loại ngôn ngữ đặc biệt này.

Nói chuyện theo lối vừa xài tay, vừa uốn éo ra hiệu cái miệng thì rất là mau mệt nên khoảng 30 phút là lại thay người .

Chính phủ Mỹ hay ở điểm này, chi phí cho phúc lợi xã hội người nghèo và tàn tật được take care đối đa. Ước gì Việt Nam trong tương lai cũng như thế này nhỉ?


Nhưng tình hình là đêm qua sau khi tan lớp Lu ko nhớ thầy đã giảng cái gì cả. Vì chỉ lo mở hai con mắt chanh bành ra...nhìn nữ nhân viên xã hội nói chuyện bằng tay với người sinh viên khuyết tật.


(old entry)


Monday, May 17, 2010

PHÁT MINH MỚI!

Weekend tuần này rảnh lắm, chỉ đi ra rồi đi vào.

Tuy nhiên, rảnh thì có rảnh nhưng không nặn ra tiếp được phần 3 của XÓM VEN SÔNG, cũng không có hứng kể tiếp chuyện thổ dân da đỏ, thế nên lại đi vào rồi đi ra.

Đi mãi một lúc thì bắt đầu có hứng.

Khi hứng nổi lên ầm ầm thì đã phát minh thành công.

À, cái hình này cười cười thế là đang khoái chí khi đã phát minh thành công đấy. Chú ý! không phải phát minh của Lu là cái bật công tắc điện này đâu nhá.

Đây nầy, chính nó mới là phát minh ngon lành của Lu, soup Maylaysian.

Lu dùng nước dừa tươi đun sườn heo non, sau đó cho khoai môn cắt hình vuông vào ninh cho mềm. Khi khoai chín vừa ăn thì cho nấm đông cô vào, kèm theo đậu hủ đã chiên vàng. Soup này Lu chỉ nêm một tí bột ngọt, một tí muối.

Chúc cả nhà ăn ngon miệng món soup của Lu học lóm được ở nhà hàng Coconut Grove, Malaysian.

Wednesday, May 12, 2010

XÓM VEN SÔNG (2)


Tiếng ê a lên xuống của người đàn bà bên dãy nhà tây làm hắn tỉnh hẳn.

Nín thở, mắt dán chặt vào căn nhà gỗ, nơi phát ra tiếng hát, hắn giơ mấy ngón tay ra lẩm nhẩm đếm.

-"Một...hai...ba...bốn...năm..."

Chưa đếm dứt con số mười thì cánh cửa nhà bên đó vụt mở toang, một người đàn ông bực bội bước ra khoác vội chiếc áo vào, lầu bầu.

-"Chả ra làm sao cả!"

Hắn bật cười khùng khục, nhúng ngón tay vào chén rượu và kéo một lằn ngang làm dấu trên mặt bàn. Lúc này cái vẻ lờ đờ thường ngày của hắn đã biến mất, thay vào là sự khoái trá.

Một lúc sau, hắn lại bật người lên khi thấy cánh cửa nhà bên tây mở ra, thêm một người đàn ông vừa bước vào.

Mặt căng lên, nhấp nhổm trên chiếc ghế đẩu, hắn tu thêm một chén rượu nữa. Hơn mười phút trôi qua, bên dãy nhà tây vẫn chưa phát ra tiếng ê a của người đàn bà, hắn bồn chồn.

-"Sao lâu vậy cà?...sao cô Hai chưa hát?..."

Bực bội, hắn cầm chén rượu đưa lên miệng tu sạch. Rượu vừa chảy vào cổ họng đang khô khốc của hắn, tiếng hát người đàn bà lại cất lên làm cho hắn giật mình té ngửa khỏi chiếc ghế. Lồm cồm bò dậy, mắt dán chặt vào cánh cửa nhà tây, hắn nín thở đếm.

-"Một...hai...ba...bốn...năm..."

Không ngoài dự đoán của hắn, chưa đếm dứt số mười thì cánh cửa bên nhà tây đã mở toang. Người đàn ông vừa bước vào dăm phút trước bực bội lao ra, miệng chửi đổng.

-"Con mụ này hâm nặng!"

Tiếng cười khùng khục của hắn lại vang lên, nhúng ngón tay vào chén rượu, khoái trá hắn vạch thêm một đường ngang làm dấu trên mặt bàn. Vẻ mặt hắn lúc này trông thật thỏa mãn.

Bất chợt, tiếng hát lại lồng lộng cả khúc sông. Hắn giật mình đứng hẳn lên nhìn qua cửa sổ, người đàn bà đã bước ra khỏi nhà, đong đưa cái khăn trên tay miệng ê a âm điệu xàng xê cải lương của vùng sông nước miền tây. Bóng đêm nhập nhoạng không soi rõ mặt người, chỉ thấy đó là một phụ nữ hơi đẫy đà có dáng đi ngúng nguẩy.

Nhìn lại hai dấu gạch trên bàn, hắn thắc mắc.

-"Hôm nay cô Hai chỉ có...vậy thôi à?"

Đang lơ mơ suy nghĩ việc người đàn bà bị ế khách, hắn chợt lặng người đi.

-"Trời ơi!!!...bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn...nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn...Bạch...Thu...Hà..."

Tiếng vọng cổ xuống xề ngân nga làm cho hắn bàng hoàng, không kềm được sự cao hứng hắn vỗ tay "bốp! bốp!"

Người đàn bà vẫn tiếp tục ca ư ử.

-"Bạn tình ơi!!!...đừng hoài công mòn mỏi đợi chờ...hãy gọi tên anh trong những chiều xuân lạnh...khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời xaaa..."

Khoái chí, tay gõ nhịp lên bàn miệng lẩm nhẩm theo lời bài ca "Võ Đông Sơ", mắt hắn mơ màng. Tiếng hát đêm nay làm hắn nhớ về miền quê xa xôi. Mặt của hắn bây giờ lại trở về vẻ lờ đờ, đưa tay quẹt giọt nước mắt tự dưng chảy loang...

Đột nhiên, cả người hắn dựng lên, mắt trợn to miệng kêu ú ớ. Từ khoảng tối đen nơi cánh cửa sổ, xuất hiện một khuôn mặt bà già nhăn nhúm như người cõi âm, miệng cười móm mém.

-"Có gì ăn không?"

(còn tiếp)

XÓM VEN SÔNG (1)

Sunday, May 9, 2010

ĐẢO NÚI LỬA

Quần đảo Hawaii nằm về phía Nam biển Thái Bình Dương.

Theo truyền thuyết, một trận đại hồng thủy xa xưa đã nhấn chìm cả lục địa lớn xuống biển, tất cả đều biến mất chỉ tồn tại lại những ngọn núi có đỉnh cao hơn mực nước, đó là quần đảo Hawaii. Theo các nhà địa chất, đất trên đảo chính là dung nham núi lửa chảy ngầm dưới lòng đại dương.

"Aloha!", là tiếng chào của thổ dân Hawaiians.

Có nhiều giả thuyết đặt nghi vấn về nguồn gốc của thổ dân trên đảo, có sách viết rằng họ đến từ India. Dẫn chứng từ lịch sử xưa, tổ tiên của người Hawaiians đã xuất phát từ phía Nam Châu Á di cư đến Đông Ấn. Tên Hawaii được phát âm theo tiếng Ấn là Jawa-i'i, có nghĩa là Little Java. Ngay cả tên đảo Oahu (The Gathering Place), hiện nay vẫn có tên gọi như thế cho một địa danh ở Đông Ấn.

Tuy nhiên, có vài nhà khoa học lại cho rằng những người thổ dân đầu tiên trên đảo đến từ một hòn đảo gần Tahiti, gọi là Havaii, đảo này thuộc về nhóm người da trắng, French. Cho tới nay, hai giả thuyết vẫn song song không khẳng định rõ ràng. Có một sự thật hiển nhiên là người Hawaiians có hai loại da, một dạng có màu đen như người Ấn, và dạng kia thì lại trắng trẻo như người Âu.

Trải qua nhiều thế kỷ trong quá khứ, Hawaii đã cô lập với thế giới bên ngoài. Thổ dân trên đảo tự tổ chức ra một xã hội có phân biệt rõ hai tầng lớp, giàu có và bình dân. Luật lệ được tạo ra từ tín ngưỡng thần linh của dân trên đảo.

Năm 1778, Captain Cook đã phát hiện ra đảo Hawaii. Sự việc mở cửa ra thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến dân số trên đảo. Người da trắng mang theo cả những căn bệnh lây nhiễm làm cho thổ dân trên đảo chết như rạ. Từ lâu, dân da đỏ đã quen sống thiên nhiên, họ không có chút khái niệm gì về sự phòng ngừa lây lan, cơ thể họ hoàn toàn không có sự miễn dịch. Vì tin vào thần thánh chữa bệnh và dược thảo nên người Hawaiians đã chết hàng loạt, dân số ngày nay hầu như giảm đi hơn một nửa.

Trồng trọt và đánh bắt cá là hai nghề chính của người Hawaiians. Coconut và pineapple là hai loại trái cây thường xuất hiện trong những bữa ăn của họ, nhưng Kalo hay còn gọi là Taro (khoai môn) mới chính là loại thực phẩm không thể thiếu được của người Hawaiians.

Taro, sau khi được tán nhuyễn sẽ trở thành một loại rau củ ăn kèm với thịt hoặc cá. Cả nhà nhìn cái rổ tre đựng chất sền sệt màu tím này xem... thấy thế chứ béo lắm đấy, Lu đã nếm thử rồi, khoai môn trên đảo có mùi thơm nhựa béo như sữa.

Ngoài ra, khoai môn ghiền nát để sống còn là một loại thuốc cầm máu rất tốt, trị được vết thương ung mủ. Cả nhà nhớ xử dụng đến tính năng này của khoai môn ha.

Trên đảo trồng rất nhiều cây khoai môn và dừa.

Nói đến người Hawaiians thì phải nhớ đến điệu vũ nổi tiếng Hula Hula.

Tổ tiên của thổ dân này xem điệu múa Hula như là một ghi thức thiêng liêng trong những ngày lễ lớn. Những món trang sức váy áo bằng vỏ cây, vòng vấn chân, đều được đặt ở nơi thiêng liêng trong khu thờ cúng.

Ngày nay, với sự du nhập của văn hóa phương tây, Hula được tổ chức trong những đêm hội hè trên biển, gọi là Luau. Điệu múa này thông thường được cả nam và nữ biểu diễn, họ lắc mông uốn éo tùy theo độ trống và đàn dập. Đôi tay được xử dụng với những động tác có ý nghĩa diễn đạt lời nói của người múa, gọi là "keep your eyes on the hands".

Trong những dịp lễ Luau, người Hawaiians thường hay chén thịt Kalua pig. Lu đã có viết bài về cách mần loại thịt này rồi héng, cả nhà tham khảo link.

KALUA PIG

Bi giờ cả nhà xem vũ nữ không có mặc gáo dừa múa trên sông ha.

Có dịp sang Hawaii thì cả nhà nhớ phụ nữ phải cài hoa lên tóc như Lu ấy, hoặc đeo vào chân. Còn mí ku thì phải vận áo chim cò nha. Thế mới đúng điệu dân Hawaii. ;))

Cả nhà có chú ý đến màu da các em vũ nữ không? có em trắng có em đen. Có người đã gọi đùa rằng, thổ dân Hawaiians là cha đen lấy mẹ trắng nên sinh ra hai dòng con khác màu ;))

Vào ngày 12 tháng 3 năm 1959, quốc hội Mỹ đã đồng ý thông qua dự luật chấp nhận cho Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Đây cũng là điều mong mõi của thổ dân trên đảo, họ muốn thoát ra khỏi sự cai quản của nữ hoàng Anh. Ngày nay, Hawaii, với Trân Châu cảng và những lợi ích của du lịch, đã trở thành một trong số ít những tiểu bang đóng thuế thu nhập cao cho nước Mỹ.

Cả nhà click vào link xem video vũ nữ gáo dừa "lắc qua lắc lại" heng.