Tuesday, November 9, 2010

SYMPHONY (1)

JOHANN SEBASTIAN BACH

Symphony gọi theo tiếng Việt có nghĩa là NHẠC GIAO HƯỞNG. Thể loại nhạc này có quá trình phát triển đã hơn 250 năm bắt nguồn từ nhạc thánh ca (church music).

Trước những năm 1500, các buổi hòa nhạc trịnh trọng đều mang tính tôn nghiêm giáo phái, và luôn được thực hiện với dàn đồng ca trong nhà thờ. Vào thời kỳ này, nhạc cụ vẫn còn đơn điệu như trumpet, bell, cymbal, và violin. Ngày nay, chúng ta vẫn nhìn thấy nhiều hình vẽ Fresco, tiêu biểu cho loại hình nghệ thuật này, trên các bức tường của nhiều nhà thờ lớn trên thế giới.

Bước sang đầu thế kỷ 16 của thời kỳ phục hưng (Renaissance), các nghệ sĩ nhà thờ bắt đầu muốn thay đổi phong cách trình diễn. Họ cảm thấy sự đơn điệu ê a đều đều của mỗi buổi lễ, và từ đây đã hình thành nên những bước phát triển đầu tiên của thễ loại nhạc giao hưởng.

Nhạc cụ lúc này được đặt vai trò chính, dàn đồng ca thay đổi dần với lối độc diễn Opera. Giai điệu đã được các nhà soạn nhạc tạo thành một tổ hợp phức tạp. Nó du dương hơn, tinh tế hơn, và đa dạng hơn với đủ loại nhạc cụ, flute, trompet, violin, harpsichord, wood-wind, oboe, etc...

Và một thứ quan trọng nhất không thể thiếu trong những buổi hòa nhạc giao hưởng là basso continuo, một loại đàn bass thông dụng có từ thời Baroque.

Ta có thể vui miệng dịch hai chử giao hưởng là “hưởng” những thứ “giao” nhau không nhỉ? :))

Cũng có thể đúng một phần nào đấy, vì có đến 4 yếu tố góp phần tạo nên dòng nhạc này. Đó là The Suit (tổ khúc nhạc), Sonata (phần nào mang đặc tính giống The Suit), The Concert (một chuổi kết hợp các loại âm thanh nhạc cụ tuyệt vời có từ thời Baroque), và The Italian Overture (lối ca Opera có từ thế kỷ 17 thường thấy trong âm nhạc Châu Âu).

Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach (1685-1750), với lối sáng tác đậm nét phong cách Baroque, được coi như là một trong những tiên phong mở đầu cho sự hình thành nhạc giao hưởng.

Ông đã kết hợp giữa nhạc thánh ca (sacred) và nhạc thế tục (secular) để biến nó thành một loại hình nghệ thuật công chúng gọi là Public Art.

Mặc dù sáng tác của ông không có sự đột phá mới, chỉ đơn thuần những tổ khúc (The Suit) thánh ca xen lẫn vũ điệu nhảy thời thượng cặp đôi Munuet ngày trước, nhưng ông đã để lại cho di sản âm nhạc thế giới một điễm sáng, đánh dấu sự ra đời của nhạc giao hưởng.

Orchestral Suit No.3 in D Major, gavotte (c.1720) là một tiêu biểu xuất sắc cho phong cách nhạc nhịp đôi (binary form) đều đều hơi chậm, đã từng là mốt khiêu vũ quý tộc thời đó với váy áo đuôi tôm xúng xính.





THE BEST OF BACH



BEST BAROQUE MUSIC COMPOSERS



Chú í : bi giờ Lu của cả nhà vừa có quyết định mới cực kì...đó là biết đủ thời đủ. Không tham lam ôm đồm nhiều thứ quá rồi không có time để enjoy life.

Lu không thèm học thêm thứ gì mới cả, mệt!

Vui thú điền ziên ngâm kíu nhạc giao hưởng tiếp. Thễ loại nhạc này Lu rất hứng thú vì tính kiên cố như thành trì của nó. Không dễ gì phá thủng để mờ hiểu dễ dàng Symphony, và Lu rất chi là ngưỡng mộ những composers nổi tiếng.

Lu sẽ viết tiếp những bài phân tích mờ 2 năm trước Lu đã bỏ rơi, cả nhà ai có cao kiến gì thì cứ góp ý thêm vào, cho bài viết Lu được thịnh soạn hơn nhe.

9 comments:

  1. LU thử nghe nhạc của Dvorak (Czech) đi. Rất được.

    ReplyDelete
  2. anh Cường : OK, chiều em về nghe thử xem sao. Thanks anh :)

    ReplyDelete
  3. Nhạc giao hưởng khó nghe lắm. Không, kén người nghe thì đúng hơn. Anh thích cắm mic nghe nhạc này lúc đi ngủ, hoặc nửa nẳm nửa ngồi trên ghế ở văn phòng lúc mệt quá!

    ReplyDelete
  4. Nhạc giao hưởng là loại thể dục cho não đó anh Thụy. Âm thanh ồn ào ngoài đường nghe lâu ngày làm não mình bị mệt, sự tập trung cùng trí nhớ kém đi.
    Ngược lại, nhạc giao hưởng với mức độ trầm bổng kết hợp rất chuẩn, nó được gọi là chất thuốc tẩy rữa giúp não refresh lại, minh mẫn hơn.
    Em mờ có nhi đồng quận thì từ bé em tập cho nó nghe giao hưởng, để kích thích cho óc bé phát triển tốt.

    ReplyDelete
  5. É, nhìn bản nhạc trên kia lại nhớ hồi sinh viên học môn phối khí và môn chỉ huy dàn nhạc. Hai môn học khó và thể hiện năng khiếu cũng như bản lĩnh của sinh viên nghệ thuật :-)

    ReplyDelete
  6. Ti Ti : Lu thích kết hợp nhiều loại nhạc cụ lại tạo thành một tổng thể hài hòa. Đặc biệt Lu thích symphony vì tính đa dạng và biến hóa của nó ko giới hạn sức tưởng tượng của mình.

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Ừ, sự kết hợp nhiều nhạc cụ hài hòa là đặc tính điển hình và ưu việt nhất của thể loại symphony. Nó cho thấy sự phức tạp hóa đã được con người sử dụng và điều khiển tốt như thế nào . Mặt khác, âm nhạc, từ khi symphony ra đời, đã được nâng lên mức thần thánh chứ không còn là thứ phục vụ thần thánh nữa. Bằng chứng là các bản tổng phổ symphony thời kỳ đầu được in ấn sang trọng và cầu kỳ chẳng kém các bản kinh thánh :-)
    Các nhạc sĩ, nhạc công của symphony cũng tôn thờ thể loại này chẳng kém tôn thờ chúa :-)

    ReplyDelete
  9. Ti Ti : uhm, những thế kỉ trước thì symphony được xem là một dạng nhạc nhà thờ. Nhưng sau này symphony bắt đầu được gọi là nhạc bác học, vì bắt đầu đang có nhiều cuộc nghiên cứu ứng dụng của nó vào việc kích thích trí não của loài người.
    Nếu ta thử đặt các nhạc cụ vào một căn phòng kín, và lần lượt đánh mỗi nhạc cụ cho tấu lên 1 âm vang, sau đó lắng nghe thì sẽ thấy mức độ rung của nó ảnh hưởng đến não như một bài tập thể dục.
    Ở phương tây, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú í đến vấn đề này để giúp trí óc trẻ phát triển thông minh hơn, giúp cho người lớn giử được độ minh mẫn và trí nhớ lâu dài hơn. Và có cả những cuộc nghiên cứu muốn liên hệ âm thanh lạ lùng thay đổi của nhạc cụ, đặc biệt khi nó tạo ra qua những bản giao hưởng, với hi vọng có thể giúp gợi lại trí nhớ đã bị mất hẵn của những bệnh nhân tâm thần. Những bài giao hưởng của Bethoveen, vào những năm ông bị rối lọan tinh thần, là điển hình cho việc trí não bị feeling quá tải làm out of control.
    Nói chung là ngày nay nghệ thuật ở phương tây, trong tất cả các lĩnh vực, đang được kết hợp với khoa học. Nghệ thuật ko còn đơn thuần là chỉ để giải trí, người ta tìm tòi đưa nó vào ứng dụng khoa học hàng ngày để có thể giúp đở cho nhân loại nhiều hơn.
    Thí dụ điển hình bên hội họa sau này có optical art, những mạch điện tâm đồ, những tần số vi tính, tất tần tật có cái gì đó điều có ngẩu hứng xuất phát từ hội họa.

    Đây chính là điểm ko giới hạn của symphony, người ta lắng nghe nó đôi khi ko chỉ với 1 mục đích thưởng thức nghệ thuật. Đôi khi, người ta đang muốn khám phá những sự lạ lùng, và phức tạp, của thiên nhiên ảnh hưởng lên đời sống loài người.

    ReplyDelete